Những ngày gần đây, số lượng lợn về các chợ đầu mối ở Hà Nội và TP.HCM đang tăng nhanh, cho thấy nguồn cung thịt lợn đang tăng cao cho nhu cầu Tết Nhâm Dần. Nếu bình thường, thành phố Hà Nội tiêu thụ khoảng 7.000-8.000 con lợn, thì những ngày này mỗi ngày có hơn 20.000 con lợn được đưa về Hà Nội và sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong ngày cuối năm.
Số lượng gà được các thương lái đưa về các chợ ở Hà Nội cũng tăng rất mạnh, đặc biệt là gà phục vụ cho nhu cầu cúng Tết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, tiêu thụ thịt lợn trên cả nước trong dịp Tết Nhâm Dần có thể sẽ tăng 10-12% so với các tháng trước, nhưng có thể không cao như mọi năm do người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Số lượng lợn, gà được các thương lái đưa về các chợ đầu mối tiêu thụ tăng cao.
Theo Tổng cục Thống kê, chăn nuôi bò trong tháng đầu năm phát triển ổn định. Chăn nuôi lợn đang dần khởi sắc do giá thịt lợn hơi trong tháng tăng so với tháng trước, nhờ đó số lượng lợn tăng 1,8% so với tháng 1 năm trước. Chăn nuôi gia cầm cũng phát triển tốt với số lượng tăng 1,9%.
Các cơ sở chăn nuôi giữ quy mô ổn định, đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, dự báo thời tiết trong thời gian tới xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại đặc biệt tại các địa phương phía Bắc, do đó người chăn nuôi cần chủ động chuẩn bị chống rét cho đàn vật nuôi.
Hiện nông dân cả nước đang trong những ngày khẩn trương gieo cấy lúa đông xuân. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/01/2022, cả nước gieo cấy được 1.909,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 104,9% cùng kỳ năm trước.
Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 132,1 nghìn ha, bằng 201,5% do thời tiết thuận lợi mưa ẩm và lạnh vừa phải nên tiến độ gieo cấy lúa được đẩy nhanh; các địa phương phía Nam đạt 1.777,7 nghìn ha, bằng 101,3%, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.436,6 nghìn ha, bằng 100,6%.
Để tăng hiệu quả sản xuất, bà con nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để đảm bảo cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Tại miền Bắc, các địa phương cần sử dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, đồng thời bám sát lịch xả nước từ các hồ chứa để tranh thủ lấy nước, tích nước trong hệ thống, đủ nước phục vụ sản xuất, đảm bảo tiến độ gieo cấy trà lúa đông xuân còn lại.
Tại các địa phương phía Nam, người dân được khuyến cáo tăng cường áp dụng gói kỹ thuật “một phải - năm giảm” giúp giảm chi phí tưới tiêu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất, chất lượng lúa gạo.
Với ngành thủy sản, ngư dân đang tích cực ra khơi bám biển phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết Nguyên đán. Người nuôi thủy sản các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long vừa thu hoạch xong vụ lúa - tôm, tập trung cải tạo ao nuôi bắt đầu cho niên vụ mới.
Hiện tại, giá cá tra có tín hiệu phục hồi sau hơn 2 năm liên tiếp ở mức thấp, cá tra nguyên liệu loại 0,8 - 1,1 kg/con tại Đồng bằng sông Cửu Long có giá dao động từ 23.000-24.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp chế biến cá tra đã dần thích nghi với sản xuất trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19. Sản lượng cá tra tháng 01/2022 ước tính đạt 107 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến trung tuần tháng 1/2022, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu giảm nhẹ 2.000 - 3.000 đồng so với tháng trước, loại 100 con/kg dao động ở 90.000 - 100.000 đồng/kg; cỡ 80 con/kg dao động ở 110.000 - 120.000 đồng/kg; giá tôm sú tương đương so với tháng trước, loại 20 con/kg dao động trong khoảng 240.000-260.000 đồng/kg.
Các địa phương phát triển nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm - lúa; từng bước phát triển nuôi ven biển và những nơi có điều kiện môi trường nuôi tôm.
Sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng 01/2022 ước tính đạt 27,4 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; tôm sú đạt 15,7 nghìn tấn, giảm 0,6%.
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 01/2022 ước tính đạt 268,6 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 200 nghìn tấn, tăng 0,3%; tôm đạt 10,2 nghìn tấn, tăng 1%; thủy sản khác đạt 58,3 nghìn tấn, tăng 1,6%.
Thời tiết ngư trường tháng đầu năm nhìn chung thuận lợi. Đây là tháng cận Tết nên ngư dân tích cực bám biển. Sản lượng thủy sản khai thác biển ước tính đạt 255,1 nghìn tấn, tăng 0,6%, trong đó: Cá đạt 191,2 nghìn tấn, tăng 0,3%; tôm đạt 9,3 nghìn tấn, tăng 1,1%.
Đối với ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước trong tháng 1/2022 ước tính đạt 7,3 nghìn ha, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 3,8 triệu cây, tăng 1%.
Diện tích rừng trồng mới tập trung tăng cao chủ yếu ở Phú Thọ, Quảng Ninh và các tỉnh miền Trung. Sản lượng gỗ khai thác tháng 1/2022 ước tính đạt 940,5 nghìn m3, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 1,5 triệu ste, giảm 0,4%.
Các tỉnh có sản lượng gỗ khai thác cao như Quảng Ngãi 113,4 m3, tăng 7,1%; Quảng Trị 72,5 m3, tăng 6,8%; Nghệ An 39,9 m3, tăng 12,3%.
Trong tháng 01/2022, diện tích rừng bị thiệt hại là 55,7 ha, giảm 51,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do cháy rừng giảm nhiều. Trong đó. ước tính diện tích rừng bị cháy là 1,8 ha, giảm 97,1%; diện tích rừng bị chặt, phá là 53,9 ha, tăng 3%.
Thời điểm này, sản xuất lâm nghiệp đang tập trung vào các hoạt động hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp xuân Nhâm Dần cũng như tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong mùa khô 2022.
PV
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ông Tom Vilsack đã công bố khoản tài trợ ước tính 185 triệu…
Bộ Nông nghiệp Pháp đã công bố khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung trị giá 60 triệu euro cho…
Sáng 18/5/2023, tại Phú Thọ, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…