Việc thay đổi cách trồng, chăm sóc cây ăn quả truyền thống sang hữu cơ là hướng đi mới cho nhà nông. Phương pháp này giúp nâng cao giá trị cho nông sản, đồng thời bảo vệ môi trường cho vùng sản xuất. Hiện nay sản xuất cây ăn quả hữu cơ còn ít nhưng đang có chiều hướng gia tăng hàng năm song song với nhu cầu phát triển ngày càng tăng cho các sản phẩm hữu cơ, trong đó cây có múi đã và đang được xác định là hướng đi bền vững gắn liền với canh tác hữu cơ tại địa bàn.
Cán bộ của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên chăm sóc cây cam tại vườn ươm
Kết quả đạt được
Trong những năm qua, Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên đã tổ chức sản xuất cây giống cam sạch bệnh, tập huấn hướng dẫn cho nhân dân về trồng, chăm sóc, thu hoạch tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn huyện Hàm Yên, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Hiện nay tại trung tâm có 02 hệ thống nhà lưới 3 cấp sản xuất cây giống cam sạch bệnh, với tổng diện tích nhà lưới là: 1.920 m2; trong đó: 01 nhà lưới lưu giữ cây đầu dòng (cây so) được vi ghép đỉnh sinh trưởng để làm sạch bệnh Greenning và các bệnh virus; 02 nhà lưới trồng cây cam để khai thác mắt ghép (cây S1) và 07 nhà lưới sản xuất cây giống sạch bệnh sản xuất theo quy trình sản xuất của Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Hàng năm đơn vị tổ chức sản xuất và cung ứng cho nhân dân trên địa bàn huyện trên 10.000 cây giống cam quýt sạch bệnh.
Về canh tác, cải tạo, phục hồi vườn cây có múi: Diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại 20 tổ nhóm với tổng diện tích là 1.321,8 ha; sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ là 17,3 ha tại 4 nhóm với 12 hộ. Một số mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn hữu cơ đã có hiệu quả cao kinh tế như: Hộ ông La Ngọc Tuấn, Tổ dân phố Tân Bình thị trấn Tân Yên mô hình sản xuất cam theo hướng hữu cơ, quy mô 1,5 ha; Liên nhóm sản xuất cam các thôn: Cây cóc, Thuốc Thượng, Đồng ca mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn hữu cơ, quy mô 15,8 ha.
Các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP bao gồm: Cam sành tiêu chuẩn OCOP 4 sao của Công ty cổ phần cam sành; cam sấy khô của HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm chuẩn OCOP 3 sao; Trà cam thảo mộc của HTX Thảo mộc Việt tiêu chuẩn OCOP 3 sao; bưởi Diễn Đức Ninh chuẩn OCOP 3 sao; bưởi Quang Mừng tiêu chuẩn OCOP 3 sao; ngoài ra còn chanh tứ quý của HTX DVTH Phong Lưu đang hoàn thiện thủ tục chứng nhận tiêu chuẩn OCOP.
Giống cam sạch bệnh sinh trưởng và phát triển tốt và được người dân xã Tân Thành (Hàm Yên) chăm sóc theo quy trình VietGAP, hữu cơ.
Định hướng và biện pháp phát triển cây có múi trong thời gian tới
Định hướng xuyên suốt là duy trì và mở rộng diện tích cây có múi theo Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao của tỉnh trên địa bàn huyện, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn (IPM, VietGAP, hữu cơ,…) và đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả chủ lực và cây ăn quả đặc sản hàng hóa có giá trị kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Thay đổi cách chăm sóc cây theo truyền thống sang chăm sóc cây ăn trái theo tiêu chuẩn hữu cơ vi sinh để tạo ra được sự an toàn lâu dài cho cây trồng và vườn với các biện pháp:
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thường sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học; tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ mà để cỏ trong vườn, dùng máy phát cỏ theo từng đợt, nhằm hạn chế rửa trôi đất và xác cỏ tạo mùn bã hữu cơ làm tơi xốp đất.
Hạn chế bón phân hóa học, chỉ bón 1 lượng nhỏ trong một năm, trung bình mỗi gốc chỉ bón từ 1,5 - 2kg phân NPK/cây. Chủ yếu bón phân hữu cơ tự ủ là chính với lượng từ 40 - 50 kg/cây, một năm chia ra thành nhiều đợt bón nhằm đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây.
Vườn cây ăn trái nên lắp hệ thống tưới nước tự động, tưới tiết kiệm nước nhằm chủ động tưới cho cây khi cần thiết cũng như tiết kiệm công lao động, tiết kiệm lượng nước tưới.
Sau khi thu hoạch quả phải vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom cắt tỉa cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm yếu và những cành không có khả năng cho quả ra khỏi vườn để tiêu hủy nhằm hạn chế các mầm bệnh trong vườn cây.
Về giống, khuyến cáo sử dụng các giống cam ghép sạch bệnh như: cam Sành, cam V2, cam chanh Cao Thành, cam CS1, cam CT36, cam CT9, bưởi da xanh, bưởi Cát Quế, bưởi Luận Văn… từ Trung tâm Cây ăn quả và một số cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng… Triển khai, lựa chọn cây cam đầu dòng, vườn cam ưu tú có năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ công tác nhân giống. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng cây cam giống.
Về kỹ thuật chăm sóc cam, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường tập huấn hướng dẫn người dân thực hiện canh tác, sản xuất cam an toàn theo quy trình IPM, VietGAP, hữu cơ, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật, quy trình trồng và chăm sóc cây có múi như hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, của Cục BVTV về ban hành Quy trình kỹ thuật phòng chống một số bệnh hại (Greening và Tristeza) trên cây có múi.
Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, đạm cá... và sử dụng phân chuồng hoai mục. Đối với các loại thuốc BVTV, khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học an toàn bền vững, tránh lạm dụng thuốc hoá học, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục, đảm bảo thời gian cách ly. Nói không với hóa chất diệt cỏ, chỉ làm cỏ tối thiểu hoặc dùng máy cắt cỏ để phát.
Tăng nhanh tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, hữu cơ và tương đương trở lên…) nhằm tạo ra vùng sản xuất cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường.
Việt Hải
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đòi…
Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương xây dựng dự thảo…
Qua ba năm triển khai, Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam”…
Thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm…
Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo…
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh khuyến khích nông dân sản…
Gạo Bao thai là sản phẩm đặc sản truyền thống của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) được người dân địa…
FFF là tên viết tắt tiếng Anh “ The Forest and Farm Facility” - Chương trình Hỗ trợ Rừng và…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…