SGGP - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo thảo luận về triển vọng kinh tế của khu vực, cho thấy kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm nay và tăng lên 6,6% trong năm 2024. Với tốc độ này, Việt Nam tiếp tục dẫn đầu tốp 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
TPHCM ngày càng phát triển và hiện đại.
Nhờ đầu tư nước ngoài
Trong Báo cáo nhan đề “Triển vọng kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2023: Phục hồi du lịch sau đại dịch”, OECD nhận định, thành tích của Việt Nam nhờ vào đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực chế tạo (nhất là điện tử, chế tạo máy, dệt may và giày dép), đồng thời được hưởng lợi sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19. OECD cho rằng, việc kết thúc các chương trình hỗ trợ sau dịch Covid-19 sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam cải thiện tình hình tài chính công, đồng thời cũng khuyến nghị cần phải tiếp tục giám sát chặt xu hướng lạm phát.
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp ứng phó. Báo cáo nhấn mạnh tác động kinh tế của du lịch trong khu vực và khám phá cách thức tái định hình ngành này để lấy lại vai trò quan trọng ở châu Á mới nổi. Việc gián đoạn hoạt động du lịch cho phép các quốc gia trong khu vực xem xét các cải cách trong lĩnh vực này, bao gồm đa dạng hóa thị trường du lịch và giải quyết các thách thức của thị trường lao động, đồng thời đáp ứng các nhu cầu và sở thích mới của thế giới hậu đại dịch, ưu tiên các hoạt động bền vững và có trách nhiệm với môi trường, tăng tốc kỹ thuật số hóa.
Quảng bá du lịch ở Hội An trên trang McKinsey - công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh
Báo cáo của OECD nhận định Việt Nam có thế mạnh nhờ phong cảnh đẹp, sự đa dạng của các loại hình du lịch dựa vào đời sống cộng đồng. Du lịch di sản, văn hóa và ẩm thực cũng rất có tiềm năng. Thách thức lớn nhất là nâng cao chất lượng hạ tầng, liên kết tốt hơn giữa các tác nhân cung cấp dịch vụ du lịch, mở rộng sự tham gia của cấp địa phương và kiểm soát tốt hơn du lịch ồ ạt tại các khu vực tự nhiên. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nhanh chóng đa dạng hóa các nguồn khách từ bên ngoài, chú trọng đến thị trường các nước ASEAN, Ấn Độ mà Việt Nam hiện nay khai thác hạn chế so với các nước láng giềng như Lào, Campuchia hay Malaysia. Đồng thời, khai thác tốt hơn du lịch nội địa, du lịch bền vững và du lịch xanh.
Lưu ý lạm phát và chuỗi cung ứng
Báo cáo trên cũng đề cập về triển vọng kinh tế của khu vực và những thách thức kinh tế vĩ mô tại thời điểm có nhiều bất ổn và sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là do áp lực lạm phát, biến động dòng vốn và tắc nghẽn phía cung. Theo OECD, các nền kinh tế mới nổi châu Á, bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Ấn Độ đã chứng tỏ sức hồi phục tốt trước diễn biến phức tạp toàn cầu, đứng vững trước những thách thức lớn như dịch Covid-19, cuộc xung đột ở Ukraine và kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Những thành tích đó đạt được nhờ chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô phù hợp, hiệu quả xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở một số nước. Tăng trưởng bình quân của các nền kinh tế mới nổi châu Á dự báo sẽ đạt 5,3% năm 2023 và 5,4% năm 2024. Cụ thể, tăng trưởng của Philippines dự báo sẽ đạt 5,7% năm 2023 và 6,1% năm 2024, Indonesia đạt 4,7% và 5,1%, Malaysia đạt 4,0% và 4,2%, Thái Lan đạt 3,8% và 3,9% trong cùng thời gian.
Tuy nhiên, OECD cho rằng các nền kinh tế mới nổi châu Á tiếp tục đứng trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và ổn định, bao gồm lạm phát, kinh tế toàn cầu giảm tốc và đứt gãy chuỗi cung ứng.
Theo Báo Sài Gòn giải phóng
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…