Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất lành mạnh nhưng vợ chồng GS Nguyễn Lân Dũng đều mắc ung thư. Nguyên nhân không khó chỉ ra, nhưng để giải quyết triệt để cần rất nhiều công sức và thời gian.
Dù sống lành mạnh nhưng vợ chồng giáo sư Nguyễn Lân Dũng đều mắc bệnh ung thư
Sống lành mạnh vẫn bị “thần chết gõ cửa”
Thế hệ 7X, 8X và đầu 9X có lẽ vẫn chưa quên Giáo sư "biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng trên các chương trình khoa học của VTV. Với gương mặt phúc hậu cùng những câu trả lời hóm hỉnh, GS vi sinh vật Nguyễn Lân Dũng được coi là “tuổi thơ” của nhiều thế hệ.
Ngoài ra, GS Nguyễn Lân Dũng còn để lại dấu ấn với vai trò Đại biểu Quốc hội. Những phát biểu đầy tâm huyết của giáo sư tại nghị trường về nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội thể hiện cái tâm, cái tầm của một giáo sư đầu ngành.
Thế nhưng trong vài năm gần đây, tần suất xuất hiện của GS Nguyễn Lân Dũng ít hẳn, thậm chí có quãng thời gian ông gần như “mất tích”.
Ngoài việc đã về hưu và cũng cao tuổi, lý do chính khiến giáo sư ít xuất hiện lại liên quan đến vấn đề sức khỏe. Theo GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, cách đây vài năm trong một lần khám sức khỏe định kì tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do con trai ông PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu làm Giám đốc, ông được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo - ung thư.
GS Nguyễn Lân Dũng cũng cho biết, vợ ông PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên Phó Giám đốc BVTƯ Quân đội 108 gần đây cũng phải điều trị ung thư. Vậy tại sao vợ chồng GS Nguyễn Lân Dũng sống lành mạnh, không rượu bia, không hút thuốc lá nhưng lại bị “thần chết gõ cửa”?
Không khó để GS Nguyễn Lân Dũng tìm ra câu trả lời. Ông cho rằng, mấy chục năm qua vợ chồng ông ăn rau và các loại hoa quả “mùa nào thức ấy” mua ngoài chợ. Tất nhiên mua ngoài chợ thì khó lòng biết loại rau nào, hoa quả nào không có thuốc trừ sâu. Nông nghiệp Việt Nam đã sử dụng và lạm dụng thuốc trừ sâu quá nhiều.
Đặc biệt, người nông dân thường trồng 2 ruộng rau, một ruộng để ăn còn một ruộng để bán. Ruộng để ăn không phun thuốc gì, rau mọc chậm, mẫu mã xấu. Ruộng để bán thì xanh mơn mởn, vì có thuốc trừ sâu nên mùa nào cũng được mùa. Đó thực sự là một vấn nạn hầu như ai cũng biết, nhưng chưa thể giải quyết triệt để.
Rất may mắn, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cả 2 vợ chồng GS Nguyễn Lân Dũng đều chiến thắng được “tử thần”. Trải qua những đợt hóa trị mệt mỏi, giờ đây vợ chồng GS Nguyễn Lân Dũng đã trở lại cuộc sống bình thường, để ông có thể tiếp tục cống hiến cho nền khoa học nước nhà cùng nỗi trăn trở, làm sao để giảm bớt số lượng bệnh nhân ung thư?
Những con số khủng khiếp
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2017 Việt Nam nhập 126.000 tấn thuốc trừ sâu. Năm 2018 số lượng có bớt đi nhưng cũng còn tới 83.000 tấn và 10 tháng đầu năm 2019 còn 76.000 tấn.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc BVTV thiếu kiểm soát đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, nông dân phun thuốc trừ sâu trên ruộng đồng thiếu đồ bảo hộ và môi trường. Đó là lý do tại sao tỉ lệ mắc ung thư của Việt Nam tăng chóng mặt trong những năm gần đây.
Giáo sư "biết tuốt" Nguyễn Lân Dũng có rất nhiều đóng góp cho xã hội
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm. Còn ở Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm, số bệnh nhân ung thư phát hiện mới tăng thêm 11% và số bệnh nhân tử vong do ung thư tăng thêm 7% so với năm 2018.
Theo số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là một trong 10 nguyên nhân bệnh tật hàng đầu. Những con số này làm cho ung thư trở nên là căn bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây chết hàng đầu ở những nước đã phát triển và nguyên nhân đứng hàng thứ hai ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Thông tin về Giáo sư Nguyễn Lân Dũng GS Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29/9/1938 tại Huế trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Ông là con thứ 3 của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân. Ông là giáo sư, tiến sĩ sinh học, Nhà giáo Nhân dân của Việt Nam. Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông hiện là Phó Chủ tịch (PCT) Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (VSV&CNSH), Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội lien hiệp thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Ông từng là Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI XII. GS Nguyễn Lân Dũng là nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu tại Việt Nam. Trong quá trình công tác, ông đã giúp ngành sinh học Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Ông đóng góp công lớn cho công tác nghiên cứu sinh học tại Việt Nam, đồng thời đưa nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện bộ sách giáo khoa sinh học được đánh giá rất cao tại Việt Nam. |
Hà Dũng
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực phát…
Sau 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD, trong…
Năm 2022, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD. Để khai thác hết tiềm năng của dừa,…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, dự kiến mỗi tháng Công…
Cà phê là đồ uống rất quen thuộc và có nhiều tác dụng tốt, nhưng cà phê hữu cơ ngoài…
Có hàng trăm lý do để bạn nên yêu hữu cơ, nhưng dưới đây là 4 lý do chính bạn…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…