09:02 05/02/22 Print

“Vua thỏ” đất Thành Nam

Với quy mô trên 8.000 con thỏ, mỗi năm anh Triệu Đình Hợi (SN 1971, xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) “đút túi” hàng trăm triệu đồng. Nhờ mô hình chăn nuôi thỏ mà gia đình anh xây được nhà to, mua ô tô đẹp và có của để dành…

Đến đầu thôn Vụ Nữ, hỏi thăm trang trại chăn nuôi thỏ của gia đình anh Hợi, thì không ai là không biết. Bởi, anh là người đầu tiên của tỉnh Nam Định chăn nuôi thỏ Newzealand với quy mô lớn. Anh được mệnh danh là “vua thỏ” đất Thành Nam.

Cơ duyên với thỏ

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, bố mẹ làm nông nghiệp nên cuộc sống gia đình luôn “chìm” trong cái đói. Tuổi thơ, anh Hợi làm đủ mọi thứ nghề để kiếm sống phụ giúp gia đình. Năm 21 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, anh lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

Anh Triệu Đình Hợi - Vua thỏ đất Thành Nam

Sau gần 5 năm rèn luyện trong khuôn khổ, anh trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng gia đình. Nhiều năm gắn bó với đồng ruộng nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Cuối cùng, anh lựa chọn con đường chăn nuôi để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thời gian đó, trong đầu anh luôn suy nghĩ “nuôi con gì, nuôi ra làm sao để hợp với thổ nhưỡng nơi đây và không bế tắc đầu ra?”. Với anh, lúc đấy là một bài toán khó, chưa có lời giải.

Sau nhiều lần suy đi tính lại, anh Hợi quyết định chăn nuôi lợn và gà công nghiệp. Năm 2010, gia đình anh đấu thầu được diện tích đất hai lúa kém hiệu quả, từ đó anh quy hoạch lại đất đai, xây dựng chuồng trại để nuôi lợn và gà. Thời kỳ cao điểm, anh nuôi tới 1 vạn con gà, khoảng 400 con lợn.

“Người tính không bằng trời tính”. Chăn nuôi bết bát, giá cả bếp bênh, lúc cao lúc thấp; đầu ra không ổn định và gặp nhiều khó khăn nên anh Hợi không còn mặn mà với 2 loài vật nuôi này.

“Thời kỳ cao điểm, tôi nuôi tới 1 vạn con gà công nghiệp, gần 400 con lợn, nhưng chăn nuôi không có lãi, giá cả bấp bênh. Hơn nữa, đầu ra không ổn định nên tôi chán nản. Tôi chăn nuôi lợn, gà được mấy năm thì chuyển sang nuôi con khác, đó là con thỏ”, anh Hợi giãi bày.

Là người gắn bó với chăn nuôi nên anh Hợi thường xuyên giao lưu với những người cùng nghề. Anh tìm đến các trang trại lớn để học tập, trao đổi kinh nghiệm. Cơ duyên để anh biết đến với con thỏ Newzealand hết sức tình cờ.

Đó là trong một lần sang Ninh Bình chơi và tham quan mô hình chăn nuôi của người bạn, anh Hợi được mọi người giới thiệu về giống thỏ Newzealand. Nhận thấy đây là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, thích hợp với khí hậu ở nước ta nên anh Hợi quyết định mua con giống về chăn nuôi thử.

Cuối năm 2015, anh Hợi thiết kế lại chuồng trại, làm lồng nuôi thỏ. Ban đầu, anh mua 150 con thỏ với giá 300.000 đồng/con về nuôi. Tuy nhiên, khi mới bắt tay vào nuôi, do không có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, kiến thức về phòng, chống bệnh ở thỏ vì vậy một số con thỏ đã ốm yếu, mắc bệnh và chết.

Không nản chí, anh Hợi quyết định tạm gác công việc nhà, tìm đến các trang trại chăn nuôi thỏ ở các tỉnh lân cận để học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc loài vật nuôi này.

Ngoài ra, anh còn lên mạng internet đọc báo, xem tivi để học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm nuôi thỏ; nghiên cứu hệ thống phân bổ chuồng nuôi và tách các ô nuôi riêng để thỏ ốm không lây bệnh cho thỏ khác…

“Tôi vừa nuôi, vừa tìm hiểu, rút kinh nghiệm, từ đó cũng khắc phục được những hạn chế trong chăn nuôi thỏ. Vì vậy, được thị trường đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, nhất là phía Cty của Nhật Bản”, anh Hợi cho hay.

Đầu ra ổn định

Nhấp chén nước trà, anh Hợi bảo, nuôi thỏ Newzealand chi phí đầu tư thấp, ít công chăm sóc, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, diện tích chuồng nuôi không cần lớn. Năm 2016 anh quyết định nhân đàn với số lượng lớn.

Anh mua thêm con giống, đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, lắp đặt hệ thống thông gió, giúp điều chỉnh mức nhiệt phù hợp cho thỏ. Sau một thời gian, đàn thỏ của anh Hợi sinh trưởng tốt, lớn nhanh, không xảy ra dịch bệnh.

Mỗi con thỏ thương phẩm, tương ứng với 1 mã số

Sau gần 5 năm gây dựng, đến nay trang trại nuôi thỏ của anh Hợi đã rộng tới 1,6ha; được chia thành 8 dãy chuồng, trong đó 1 dãy nuôi thỏ sinh sản, 7 dãy nuôi thỏ thương phẩm. Trang trại nằm xa khu dân cư, được xây dựng kiên cố, chắc chắn. Không có mùi hôi thối, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong vùng.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Hợi thổ lộ, từ cuối năm 2016 đến nay, gia đình anh luôn duy trì ổn định trên 8.000 con thỏ. Trong đó, có khoảng 800 con thỏ sinh sản, còn lại là thỏ thương phẩm ở mọi lứa tuổi khác nhau.

Với đầu ra ổn định, giá bán cao nên mỗi năm, sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình anh Hợi “đút túi” hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động, chủ yếu là người địa phương.

“Toàn bộ thỏ thương phẩm được tôi ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty NIPPON Zoki Nhật Bản. Hàng tháng, trang trại xuất bán cho Công ty này khoảng hơn 1.000 con, trọng lượng 2,3kg/con với giá bán trên 70.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 500 triệu đồng”, anh Hợi chia sẻ.

Cầm con thỏ được 3 tháng tuổi trên tay, anh Hợi giới thiệu, thỏ New zealand có bộ lông trắng, bông dày, mắt đỏ hồng, điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt thỏ Newzealand với các giống thỏ khác. Thỏ mẹ đẻ 7 - 8 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 8 con. Thỏ thương phẩm lớn nhanh, từ khi sinh ra đến khi xuất chuồng vào khoảng 3 tháng và đạt trọng lượng từ 2,3 - 2,5kg.

Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi thỏ, anh Hợi nói, so với con lợn, con gà, nuôi thỏ rất nhàn, chúng có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, là loài ăn tạp với mạng lưới thức ăn đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, gia đình anh chỉ cho thỏ ăn cám viên, mỗi ngày cho ăn 2 bữa và uống nước sạch.

Đối với thỏ sinh sản và thỏ giống phải chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng. Đàn thỏ giống phải được tiêm vacxin đầy đủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau khi được 1 tháng tuổi thì tách thỏ giống ra khỏi thỏ mẹ và chọn những con khỏe mạnh, không dị tật để nhân đàn.

Theo đó, sẽ nhốt 1 con/ô chuồng, với kích thước 40x25cm/con. Chuồng nhốt phải làm chắc chắn, cách mặt đất gần 1m. Hàng tuần, phun thuốc sát trùng 2 - 3 lần xung quanh chuồng trại. Trước cổng ra vào trại thỏ có hố sát trùng. Chất thải được thu dọn sạch sẽ ngày 2 lần, sáng và chiều.

Cũng theo anh Hợi, để được ký hợp đồng, bao tiêu sản phẩm với Công ty NIPPON Zoki Nhật Bản, trang trại phải thực hiện tốt các quy định; chăm sóc với quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Mỗi con thỏ thương phẩm, tương ứng với 1 mã số, được gắn bên trong tai để dễ quản lý, chăm sóc.

“Trước khi xuất bán, thỏ phải khỏe mạnh, không bị nấm mốc, ghẻ lở; không viêm vũi, rụng lông, chảy da… Và, phải đảm bảo cân nặng, dao động từ 2,3 - 2,5kg/con. Đảm bảo các yêu cầu trên thì phía Công ty mới thu mua”, anh Hợi cho biết thêm.

Mai Văn Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá “Vua thỏ” đất Thành Nam

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Công ty CP Bình Điền – MeKong và Tổng công ty Cà phê Việt Nam hợp tác thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững

Công ty CP Bình Điền – MeKong và Tổng công ty Cà phê Việt Nam hợp tác thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững

Ngày 25 tháng 2 năm 2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Công ty CP Bình Điền- MeKong, một…

Lãnh đạo Supe Lâm Thao chúc Tết các đơn vị trong Công ty

Lãnh đạo Supe Lâm Thao chúc Tết các đơn vị trong Công ty

Nhân dịp Tết đến, Xuân về, lãnh đạo Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao…

Đất chua cho táo ngọt

Đất chua cho táo ngọt

Cánh đồng thôn Trung Nha, xã Minh Lãng (Vũ Thư) trước kia bỏ hoang, cấy lúa kém hiệu quả. Những…

Làm nông một cách khác biệt

Làm nông một cách khác biệt

Từng dồn sức học tập để không phải vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng rồi…

Độc đáo kiểng lúa

Độc đáo kiểng lúa

Ông Nguyễn Văn Phương, ở ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách có 13 năm sản xuất kiểng…

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam

Ngày 18/1/2024 tại lễ công bố top 50 Vietnam the Best tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Công…

Trải nghiệm vườn táo hữu cơ trĩu quả ở Hà Tĩnh

Trải nghiệm vườn táo hữu cơ trĩu quả ở Hà Tĩnh

Vườn táo Đài Loan hơn 300 gốc của anh Nguyễn Trung Tính ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) được trồng theo…

Bình Điền lần thứ 2 đạt Thương hiệu Vàng TP. Hồ Chí Minh

Bình Điền lần thứ 2 đạt Thương hiệu Vàng TP. Hồ Chí Minh

Ngày 14 tháng 01 năm 2024, Ban tổ chức Giải thưởng Thương hiệu Vàng TP.HCM đã trang trọng vinh danh…

Tin mới cập nhật

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM hữu cơ quốc tế (Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế) đã đưa ra một…

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ khu vực Bắc Mỹ sau khi trải qua một thời gian ngắn tăng trưởng…

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Đất bị suy thoái và cỏ dại nhiều dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng, giảm năng suất, sản lượng…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong