BNO - Gắn với đồng ruộng từ nhỏ, nhiều thanh niên Gia Bình đang lựa chọn sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, theo hướng kinh tế xanh làm mục tiêu khởi nghiệp. Hiệu quả đem lại không chỉ là sự phát triển bền vững cho từng mô hình mà còn khoác lên diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.
Mô hình nhà màng giúp kiểm soát tốt các yếu tố khí hậu trong sản xuất ớt chuông của anh Nguyễn Xuân Khiêm (xã Đại Lai, huyện Gia Bình).
Theo chân chị Bùi Thị Mai (sinh năm 1990) đi thăm một vòng trang trại Sơn Mai tại xã Đại Lai (Gia Bình) chúng tôi bất ngờ bởi sự quy củ, ngăn nắp và thoáng đãng khác hẳn những trang trại chăn nuôi thông thường. Theo chị, bí quyết là chị đã áp dụng men vi sinh IMO xử lý khí thải trong chuồng kín, hạn chế mùi xả thải ra môi trường xung quanh. Phân gà sau khi được xử lý có thể làm thức ăn, phân bón cho doanh thu mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Trong khuôn viên khoảng 3.000 m2, Mai chia từng khu nuôi gà bố mẹ, gà hậu bị… ở không gian khép kín với những hệ thống thiết bị hiện đại. Đó là hệ thống điều chỉnh mức nước, hệ thống điện hẹn giờ tắt, mở tự động cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn gà. Hệ thống giàn mát (vòng tuần hoàn), bể hồi nhằm mang lại lượng hơi nước tốt nhất cho gà trong thời tiết nắng nóng. Hệ thống máng tự động cho ăn ở gà hậu bị, hệ thống xe cho ăn với gà đẻ nhằm hạn chế sự xô đàn, giảm nhân công. Mọi thứ đều có thể điều khiển từ xa chỉ với chiếc điện thoại có kết nối mạng.
Mai chia sẻ: “Tôi thấy may mắn của thế hệ trẻ là được tiếp cận nhanh thành quả khoa học kỹ thuật, vì vậy có thể tận dụng được quỹ đất hạn hẹp mà vẫn sản xuất được sản lượng lớn và tạo ra vòng tuần hoàn cho sản xuất. Rõ ràng, nhờ áp dụng kỹ thuật hiện đại, trang trại đã quản lý tốt hơn về số lượng cũng như chất lượng gà bố mẹ ở từng giai đoạn. Nhanh chóng phát hiện ra các mầm bệnh và xử lý hiệu quả không bị lây lan dịch bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt ở các giai đoạn phát triển. Nhờ đó, trang trại duy trì sản lượng cung ứng hàng vạn gà con giống chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh mỗi tháng, doanh thu bình quân khoảng 3 tỷ đồng/năm”.
Huyện Gia Bình gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình, ý tưởng khởi nghiệp gắn liền với phát triển xanh. “Xanh” ở đây không hẳn chỉ là trồng thêm nhiều cây mà còn là lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, những giải pháp sản xuất giúp giảm tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu, thân thiện với môi trường, tối ưu hóa năng suất bằng công nghệ mới. Điển hình như mô hình nhà màng, nhà lưới sản xuất các loại cây rau màu có giá trị kinh tế (dưa chuột baby, dưa lưới, ớt chuông…) của anh Bùi Xuân Quế (Nhân Thắng), Nguyễn Xuân Khiêm (Đại Lai); mô hình trồng cây xanh và sản xuất túi vải không dệt tự hủy của anh Nguyễn Vĩnh Bảo (Giang Sơn); mô hình trồng cây dược liệu và chiết xuất, chế tạo các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên của Vũ Thị Thu (Thái Bảo)… Từ những dự án khởi nghiệp đến nay các mô hình này đã có bước tiến dài, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu, được thị trường đón nhận và có giá thành vượt trội. Đây đều là những điểm sáng dẫn dắt phát triển kinh tế nông nghiệp ở một địa phương thuần nông như Gia Bình, thay thế các phương thức canh tác truyền thống kém hiệu quả, không phát huy được giá trị tài nguyên.
Tuy nhiên, để có thể phát triển kinh tế xanh, yếu tố đầu tư cho hạ tầng công nghệ là rất quan trọng. Trong khi đó, ở những mô hình non trẻ này, nguồn vốn lớn để mua thiết bị, công nghệ đang trở thành rào cản. Cụ thể, với mô hình nuôi gà ứng dụng công nghệ cao, gia đình chị Bùi Thị Mai phải vay mượn số vốn lên tới gần 5 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại, lắp đặt hệ thống- một khoản tiền không nhỏ đối với những thanh niên chưa có nhiều tích lũy hay tài sản thế chấp. Những mô hình nhà màng, nhà lưới hay áp dụng hệ thống tuần hoàn đều đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ ngay từ ban đầu. Vì vậy, để thanh niên khai thác tốt tiềm năng trong phát triển kinh tế ở địa phương, họ cần được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi hay tạo điều kiện kêu gọi vốn đầu tư. Ngoài ra, cần có cơ chế cho mượn đất, thuê đất giúp họ yên tâm xây dựng hạ tầng sản xuất; chú trọng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên; kết nối các mô hình để bạn trẻ chia sẻ những kinh nghiệm trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh… Từ những động lực tích cực đó, các bạn trẻ tiếp tục sáng tạo và cải thiện không ngừng, hòa cùng xu thế khởi nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống dài lâu.
Theo Bắc Ninh Onlie
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…