Một ngày nọ, đôi vợ chồng tiến sĩ, thạc sĩ nông nghiệp bỏ ra 1 đống tiền, thuê lại mảnh đất "chết" để xây dựng trang trại rau hữu cơ ở ngoại thành Hà Nội đã gây sự tò mò tới người dân Hiệp Thuận.
Gửi tình yêu vào nông nghiệp hữu cơ
Chị Nguyễn Thị Duyên (SN 1983, quê Thái Bình) chưa từng nghĩ có một ngày bỏ công việc ổn định tại cơ quan Nhà nước để cùng chồng là anh Nguyễn Đức Chinh (SN 1982) trở về quê làm “bạn” với đồng ruộng.
Chị Duyên bên vườn cà chua được canh tác theo hướng hữu cơ
Chị Duyên bảo, cuộc đời chị gập ghềnh như sóng biển. 20 năm trước, ở miền Bắc, công nghệ sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, khái niệm sản xuất sạch chưa được mọi người chú trọng, quan tâm đến. Do đó, sau khi tốt nghiệp Đại học, chị Duyên vẫn chưa thể tìm kiếm được công việc phù hợp với lĩnh vực mà chị đã theo học.
Để “lấp đầy” khoảng trống sau khi ra trường, chị Duyên quyết định Nam tiến vào tỉnh Tiền Giang thử sức với 1 công việc có liên quan đến nông nghiệp, song công việc cũng không được “xuôi mái chèo”. Nản lòng, chị Duyên trở về Bắc và thi vào một Viện nghiên cứu về nông nghiệp, nơi chị đã gặp anh Nguyễn Đức Chinh.
Thời điểm ấy, công tác tại một Viện nghiên cứu lớn, cả chị Duyên và anh Chinh đều yên tâm rằng họ sẽ gắn cuộc đời mình với sự nghiệp nghiên cứu, học thuật. Chị Duyên tiếp tục sự học và lấy bằng thạc sĩ tại Úc, trong khi anh Chinh còn đi xa hơn, trở thành tiến sĩ sinh học nông nghiệp tại Nhật. Tuy nhiên, mối lương duyên với nông nghiệp hữu cơ chưa bao giờ cạn trong lòng cả hai vợ chồng.
Chị Duyên tâm sự: “Sau nhiều năm ngủ quên, ngọn lửa tình yêu với nông nghiệp sạch được anh Chinh nhen nhóm trở lại sau một dự án quốc tế về rau hữu cơ. Vợ chồng chị luôn suy nghĩ trong đầu, mong muốn thực hiện một việc gì đó để ghi dấu ấn và làm kỉ niệm đẹp trong nghề làm nông”.
Vào một ngày giữa năm 2019, chị Duyên, anh Chinh quyết định dùng con “ngựa sắt” lang thang nhiều ngày ở vùng này sang vùng khác thuộc ngoại ô Hà Nội. Tìm mải miết từ ngày này qua ngày khác; đến một ngày nọ, họ tìm thấy vùng đất bỏ hoang lâu năm, cỏ mọc ngang ngửa đầu ở bãi sông Đáy thuộc xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Đứng ngắm nhìn thật lâu, xác định đây là vùng đất có địa hình đẹp, khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhất là cây ăn lá; nên cả hai liên hệ thuê lại trước sự tò mò của người dân xung quanh. Đó là sự khởi đầu cho trang trại rau hữu cơ của vợ chồng trẻ.
Sở hữu mảnh đất đẹp rộng 2ha, vợ chồng chị Duyên bắt tay vào việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng. Từ mảnh đất “chết”, vợ chồng chị đã “hô biến” dần thành trang trại sản xuất rau sạch, xanh bát ngát cả 1 khu vực.
Thế nhưng, một mình “ôm” 2 việc, việc cơ quan nơi chị công tác, việc chăm sóc ruộng rau sạch, chị Duyên không bao quát nổi nên đành làm đơn xin nghỉ việc, trở về làm “bạn” với đồng ruộng. Đó là năm 2020.
Sản xuất theo quy trình 5 “không”
Rời xa bàn giấy, chia tay đồng nghiệp, chị Duyên toàn tâm toàn ý vào trang trại sản xuất rau sạch. Thời gian chị ở ngoài ruộng còn nhiều hơn ở nhà. Thời gian đầu, do nguồn vốn còn eo hẹp, chị Duyên chỉ thuê được 4 công nhân. Trong khi đó, vườn rau rộng bát ngát, làm cỏ bằng tay nên vừa làm sạch cỏ nửa này thì nửa kia cỏ đã nhú mọc xanh tươi cả ngọn.
Vườn rau hữu cơ của chị Duyên hứa hẹn 1 vụ mùa mới với những sản phẩm mang đậm chất hữu cơ
Nhân công nhìn ruộng rau bị sâu bọ tấn công sốt ruột, mách ông bà chủ “dùng cách này cách kia” nhưng vợ chồng chị Duyên vẫn kiên quyết theo hướng nông nghiệp hữu cơ, thực hiện 5 “không”. Không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích sinh trưởng và không giống biến đổi gen.
“Lứa rau đầu tiên do thời tiết nắng nóng, nước tưới chưa ổn định nên đa số bị xấu, già và dai. Nhìn vẻ bên ngoài không được tươi ngon, một số khách hàng đã gọi điện kêu trời bày tỏ sự thất vọng. Một số khác vốn đã quen ăn các loại rau thông thường, không quen với kiểu rau của trang trại nên cũng phàn nàn. Là người trực tiếp kết nối với khách hàng, tôi áp lực tới phát khóc…”, chị Duyên nhớ lại.
Áp lực công việc khiến chị Duyên “mất ăn, mất ngủ”, đứng ngồi không yên; đôi lúc yếu lòng, chị ngồi khóc 1 mình để giải tỏa nỗi buồn. Được sự động viên của gia đình, người thân; sự kiên trì, tích cực lao động của nhóm công nhân phần nào giúp chị vực lại tinh thần. Để làm chỗ dựa tinh thần cho chị và giúp chị giảm bớt áp lực, anh Chinh cũng làm đơn xin nghỉ, rời xa bàn giấy, trở về với đồng ruộng.
Chị Duyên chia sẻ, kiến thức sách vở chỉ là nền tảng, là kiến thức nền ban đầu; khi bước vào thực hành, làm thật mới vấp ngã và nhiệm ra 1 điều, làm nông nghiệp hữu cơ không đơn giản như canh tác truyền thống; phải có sự kiên trì, đam mê thực sự mới thành công được.
Sau khi vấp phải những thất bại đầu tiên, chị Duyên dần đúc kết kinh nghiệm. Đối với những luống rau “khó tính”, chị dùng lưới che phòng tránh sâu bọ khi cây còn non; sau đó, dùng các vi sinh vật bản địa ngâm với các chế phẩm hữu cơ để tạo thành nguồn đạm bón cho rau.
“Vợ chồng tôi tự trồng đậu tượng, mua trứng,… ủ lên men để tưới cho cây. Do đó, cây tích tụ được đủ dinh dưỡng nên rau ăn ngọt và ngon hơn hẳn bán ngoài chợ. Thị trường bắt đầu biết đến trang trại”, chị Duyên khoe.
Thế nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Dịch bệnh Covid-19 ập tới, tháng 6/2021 cả xã Hiệp Thuận phải phong tỏa vì có ca F0. Tháng 7/2021, Hà Nội giãn cách xã hội, vợ chồng chị Duyên quyết định di cư xuống căn nhà container rộng 9m2 ở trang trại để tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch rau quả.
Khi Hà Nội hết giãn cách, trang trại lại đối diện với thách thức về thời tiết. Suốt 1,5 tháng trời, mưa lụt triền miên. Dù đất của trang trại pha cát nhưng cũng không kịp thoát hết nước. Các loại rau cứ lần lượt ngập úng, hết đợt này đến đợt khác. Nhìn đồng ruộng trắng băng, các loại giống đắt đỏ thối hỏng, chị Duyên buốt ruột đến ứa nước mắt.
Trải qua những gian truân ấy, vườn rau của vợ chồng chị Duyên cũng đã xanh tươi trở lại sau nhiều tháng khắc phục. Đến nay, sau hơn 2 năm hoạt động, rau của trang trại cũng đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ NN-PTNT. Hiện tại, vợ chồng chị Duyên đã có danh sách những khách hàng thân thiết, tin tưởng.
“Sau cơm mưa, trời lại bừng sáng”, đúng như vậy. Trải qua nhiều khó khăn, vợ chồng chị Duyên đã gặt hái được những thành quả ban đầu. Năm 2022, hứa hẹn một vụ mùa mới với những ngồng cải, ngọn rau, cà chua đậm chất hữu cơ.
Mai Chiến - Việt Hải
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở các địa phương, toàn tỉnh triển…
(Đồng Tháp) Để thuyết phục được nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều…
Trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xây dựng, triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông…
(Hà Nội) – Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2025 có diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất nông nghiệp hướng theo hữu cơ tại Sơn La được các hộ dân…
Các dự án sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tổ chức liên kết giữa nông dân và các…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện nay, bởi phương…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…