Ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam còn non trẻ nhưng ngày càng thể hiện vai trò, tầm quan trọng của mình trong đời sống hiện đại. Để hiểu rõ hơn về chính sách cũng như phương hướng, nhiệm vụ triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có cuộc trao đổi với TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam về vấn đề này.
Phóng viên: Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ ra đời cách đây hơn 2 năm, nhưng theo ghi nhận, việc triển khai thực hiện Nghị định này đến với các địa phương dường như vẫn chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Ông có đánh giá gì về việc này?
TSKH. Hà Phúc Mịch: Trước hết, tôi đánh giá rất cao tầm nhìn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vấn đề chỉ đạo về nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ (sau gọi tắt là Nghị định 109) được ban hành nhanh và theo thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cũng phải nói thêm để có sự ra đời của Nghị định 109 thì sự tham mưu tích cực của Hội hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được trình lên Chỉnh phủ và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt rất kịp thời. Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, mặc dù đây là một văn bản dưới luật, nhưng nó lại là văn bản pháp luật cao nhất, đầu tiên mang tính lịch sử của Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ. Bởi, trước khi có Nghị định 109, chúng ta chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào để người dân dựa vào đó thực hiện theo đúng hướng với sự bảo hộ, trợ giúp của Nhà nước.
Nói cách khác, tính đến trước năm 2018, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX, người nông dân… họ phải “tự bơi” khi chưa có văn bản nào của Nhà nước về nông nghiệp hữu cơ. Do đó, ít nhiều tạo cho họ cảm giác mông lung, thiếu niềm tin, những khó khăn tiếp cận nguồn vốn, cải tạo đất đai, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trong cộng đồng và các cấp lãnh đạo còn mơ hồ về sản xuất hữu cơ, sản phẩm hữu cơ… theo tiêu chuẩn, tiêu chí nào? Nhưng từ khi Nghị định 109 ra đời, nó đã xác định rất rõ cơ chế, chính sách và tiêu chuẩn quốc gia cho riêng về nông nghiệp hữu cơ. Cũng từ nghị định này, chúng ta xác định rõ được khái niệm về nông nghiệp hữu cơ khi nó đã “cập” và tương đương với khái niệm nông nghiệp hữu cơ của quốc tế. Điều này cũng khẳng định sự tiến bộ và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý của Nghị định 109 khi ra đời đã có chính sách chung cho nông nhiệp hữu cơ mà hầu như tất cả chính sách trước đây về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông nghiệp hữu cơ đều được áp dụng. Kể cả chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách cho công nghệ cao hay liên kết giữa các kênh thành phần kinh tế. Hơn nữa, nghị định này còn có một số chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, HTX, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ như hỗ hỗ trợ 100% kinh phí lần đầu theo tiêu chuẩn Việt Nam và 100% kinh phí xác định vùng sản xuất hữu cơ, phân tích mẫu đất, nước. Cùng đó, còn được hỗ trợ đào tạo cho cán bộ, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chính sách khuyến nông đã ban hành. Ngoài ra, trong chính sách đặc thù này, cũng khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân tham gia, thực hiện hệ thống đảm bảo cùng tham gia (gọi tắt là PGS) về nông nghiệp hữu cơ.
Đặc biệt, Nghị định 109 cũng nêu hướng rất mở cho các địa phương là chính sách ưu đãi, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, UBND các tỉnh, thành theo thẩm quyền của mình sẽ trình vấn đề này lên Hội đồng Nhân dân để ban hành, bổ sung thêm những chính sách ưu tiên về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Chẳng hạn, để thu hút các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp như đường giao thông, công trình thủy lợi, quy hoạch sẵn có… tìm đến xúc tiến đầu tư hoặc ưu đãi về thuế để những người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngày càng nhiều hơn. Minh chứng là từ 2017 đến nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ hơn 76.600 ha đã tăng trên 490.000 ha. Từ diện tích tăng lên đó nó cũng thể hiện sự đa dạng cơ cấu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt với sự quan tâm của Nhà nước, truyền thông trong nước và quốc tế cũng đã tích cực truyền tải, tuyên truyền chính sách phù hợp, đồng thời họ cũng mang những kinh nghiệm sản xuất quý giá về nông nghiệp hữu cơ ở các nước đi đầu về lĩnh vực này tới người dân Việt Nam một cách tích cực.
Một con số biết nói nữa theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là trước năm 2018, chỉ có 13 tỉnh thành có mô hình nông nghiệp hữu cơ thì đến nay con số này đã lên tới trên 43 tỉnh thành. Đây là xu thế, sự hưởng ứng của cộng đồng về lợi ích của nông nghiệp hữu cơ. Mặc dù kết quả bước đầu đã đạt được một số điểm đáng ghi nhận như nêu ở trên, tuy nhiên chúng ta chưa hình thành vùng quy hoạch lớn cho từng sản phẩm về nông nghiệp hữu cơ. Bởi, ngành nông nghiệp của nước ta vốn đã sản xuất nhỏ lẻ, chia theo hộ, HTX cũng chưa tích tụ được diện tích đủ lớn để các doanh nhiệp, nhà đầu tư hoạch định thành vùng sản xuất có quy mô lớn. Qua thực tế chúng tôi đi khảo sát, Việt Nam chưa có vùng sản xuất sản phẩm theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên 100 ha. Điều chúng ta cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định vùng quy hoạch phù hợp, có căn cứ khoa học nhằm nâng tầm ngành nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch (thứ 2 từ trái qua) giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội
Phóng viên: Sự ra đời của Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 được coi là “nút mở” cho “nút thắt” của Nghị định 109, thưa ông?
TSKH. Hà Phúc Mịch: Từ sự ra đời của Nghị định 109 và đến Quyết định 885 của Thủ tướng Chính phủ được coi là “chất xúc tác” tốt cho sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ về tới các địa phương trong thời gian tới. Tuy nhiên, các bước triển khai vẫn còn chậm chễ, chưa đồng bộ. Cụ thể, đến nay, chúng ta chưa tổ chức được các lớp chuyên đề, nhất là đào tạo cán bộ chuyên ngành về nông nghiệp hữu cơ giúp họ hiểu được những vấn đề cơ bản nhất về ngành. Vì vậy, chính ở cấp tỉnh vẫn còn lúng túng, chưa nói đến cấp huyện sẽ gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ như thế nào?
Nhưng theo tôi, Quyết định 885 ra đời trong năm nay cũng sẽ là cơ hội rất tốt vì là đúng thời điểm Đại hội Đảng bộ của tất cả các tỉnh thành trên cả nước tiến tới Đại hội lần thứ XIII. Nếu chúng ta có văn bản chỉ đạo đến các tỉnh thành sẽ rất tốt, bởi trong phương hướng tái cấu trúc phát triển nông nghiệp 5 năm tới đều có phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo tôi được biết, một số địa phương đã bàn và đưa vào nghị quyết phát triển kinh tế xã hội ở nhiệm kỳ Đại hội Đảng vừa rồi có tính đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng tùy thuộc vào từng điều kiện đặc thù của mỗi địa phương cũng khác nhau. Đây là tín hiệu rất mừng về quan điểm lãnh đạo, đường lối phát triển cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân trong tương lai.
Phóng viên: Ông có nhìn nhận, đánh giá gì về những điểm thuận lợi cũng như khó khăn đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn tới?
TSKH. Hà Phúc Mịch: Thuận lợi rất cơ bản là chúng ta có chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và có tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017/2018 là căn cứ, thước nhìn về ngành nông nghiệp hữu cơ. Đây cũng là tiền đề để các quốc gia nhìn vào Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, chúng ta có đầy đủ chính sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Vấn đề là sự quan tâm, tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương để chính sách đó được áp dụng đối với đối tượng làm nông nghiệp hữu cơ đến mức độ nào là yếu tố rất quan trọng. Tôi cho rằng, bất kỳ ở đâu, nếu không có sự tham gia của UBND các cấp sẽ gặp những khó khăn nhất định, vì nó liên quan đến vấn đề quy hoạch, chính sách của địa phương đó. Tuy nhiên, vấn đề chuyên môn, kỹ thuật về nông nghiệp hữu cơ của chúng ta còn yếu. Sau khi có TCVN chúng ta lại thiếu các điều kiện áp dụng của cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học & Công nghệ như danh mục cụ thể vật tư đầu vào cho nông nghiệp hữu cơ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi cho hữu cơ…
Thêm nữa, chúng ta cũng cần xác định đúng thế mạnh của sản phẩm có lợi thế đối với vùng miền đó. Mỗi sản phẩm của vùng đó phải lựa chọn được tính trội, lợi thế đặc thù, lợi thế địa lý, giống bản địa cần được tôn trọng sẽ tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt không làm theo phong trào. Ngoài ra, khi vận động bà con nông dân làm nông nghiệp hữu cơ cần phải có đầu ra thì mới triển khai, vì nếu không xác định được thị trường hoặc có sản xuất không có chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ đó thì giá trị sẽ không còn là hữu cơ nữa.
Phóng viên: Như vậy, có thể coi đây là “thời cơ” của nông nghiệp hữu cơ, thưa ông?
TSKH. Hà Phúc Mịch: Đúng là như vậy. Trong Quyết định 885 đã nêu ra mục tiêu phát triển được kỳ vọng lớn trong 10 năm tới đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới. Trong đó, chúng ta sẽ hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ đạt 2% so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Cụ thể, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cà phê, điều, dừa...; Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ bao gồm: Sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến sào, thịt gia súc gia cầm...; Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa...
Còn đối với vùng chăn nuôi hữu cơ xây dựng các vùng chăn nuôi với các sản phẩm chủ lực như: Sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến, thịt gia súc gia cầm... Riêng vùng chăn nuôi trâu, bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ… Hay với vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ xây dựng các vùng nuôi trồng có các sản phẩm chủ lực như tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa... gắn với thị trường trong nước, xuất khẩu... Mục tiêu trên rất đáng để phấn đấu, nhưng chúng ta cần phải đổi mới tư duy về nhận thức, hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ của người tham gia trực tiếp cũng như người tiêu dùng trong thời gian tới là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ không thể ồ ạt, cần thận trọng, chắc chắn vì nó có tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ. Nếu chúng ta khắc phục được những khó khăn, tận dụng được lợi thế của từng vùng miền, các sản phẩm làm ra đúng tiêu chuẩn hữu cơ, tôi tin rằng sẽ được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận, bởi sản phẩm hữu cơ không những tốt cho sức khỏe cho mọi người mà còn mang ý nghĩa rất to lớn là bảo vệ môi trường bền vững.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hải Sơn – Lưu Quân
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…
Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…
Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…