Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ. Theo đó, có 9 đề tài nghiên cứu phục tráng, phát triển nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản được lựa chọn.
Phục tráng nguồn gen giống đặc sản, địa phương. Ảnh: Mai Chiến
Trong lĩnh vực trồng trọt, Bộ sẽ nghiên cứu, phục tráng và phát triển ba giống vú sữa (lò rèn, tím và bơ hồng) tại Đồng bằng sông Cửu Long; cây kiệu tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ; các giống khoai môn Bảo Yên, khoai sọ Tủa Chùa và Hua Păng Mộc Châu tại vùng núi phía Bắc và giống lúa nếp Cáy Nọi tại một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời, Bộ cũng sẽ nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen nấm lim, cùng hai giống thủy sản gồm: Cá mè hôi ở ĐBSCL và hải sâm đen. Ngoài ra, các giống lợn lang hồng và lợn Vân Pa, cùng gà Bang Trới cũng sẽ nằm trong danh mục các đề tài nghiên cứu phục tráng, bảo tồn của ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ được Bộ phê duyệt không chỉ hướng đến việc phục tráng, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản tại các địa phương trên cả nước, mà còn góp phần tái tạo nguồn lợi, bảo đảm đa dạng sinh học.
“Việc phục tráng và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản còn hướng đến mục tiêu gia tăng giá trị và hiệu quả sản xuất hàng hóa. Từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho cư dân bản địa”, Thứ trưởng Doanh nhấn mạnh.
Theo đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT), hiện nay đơn vị đang tổ chức tuyển chọn đơn vị chủ trì, cá nhân chủ nhiệm để thực hiện 9 nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được tuyển chọn, trình Bộ NN-PTNT xem xét, phê duyệt.
Thời gian thực hiện các đề tài sẽ bắt đầu từ năm 2023 và dự kiến hoàn thành từ 2 - 4 năm.
Dương Thảo
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…