Thứ sáu 18/07/2025 17:15Thứ sáu 18/07/2025 17:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Trồng dưa lưới ở An Giang

Đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang" đã xác định cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo cụm ngành hàng như sau: - Cụm ngành hàng chủ lực: lúa-gạo; cá tra; rau-màu; cây ăn trái; - Cụm ngành hàng tiềm năng: chăn nuôi bò; chăn nuôi heo; cây dược liệu; nấm ăn-nấm dược liệu; hoa, cây cảnh. Việc xây dựng và triển khai các kế hoạch chuỗi liên kết theo từng ngành hàng thuộc nhóm các Giải pháp ưu tiên thực hiện trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của ngành Nông nghiệp trong triển khai thực hiện Đề án. Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp cùng Sở, ban, ngành, các hội, hiệp hội ngành hàng, địa phương, các doanh nghiệp liên quan rà soát, xây dựng cụ thể nội dung các Kế hoạch chuỗi liên kết theo từng ngành hàng, đảm bảo phù hợp thực tế và trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Lúa vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu

Cụ thể năm 2024, Sở đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-SNNPTNT ngày 01/04/2024 về Triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau màu, rau màu công nghệ cao tỉnh An Giang năm 2024 và Kế hoạch số 39/KH-SNNPTNT ngày 22/03/2024 về Triển khai thực hiện Kế hoạch Phát triển vùng sản xuất chuyên canh và Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024. Dự kiến cuối năm 2024 sẽ tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện 02 kế hoạch này để tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả và tiếp tục tham mưu rà soát, hiệu chỉnh và bổ sung các hoạt động nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch “Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ ngành hàng cá tra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 576/KH-UBND ngày 10/06/2024. Hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao Chi cục Thủy sản (đơn vị trực thuộc Sở) khẩn trương tham mưu Sở ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và kịp thời. Kế hoạch “Phát triển hệ sinh thái chăn nuôi bò sữa gắn với chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2024-2030”, hiện nay do Công ty Cổ phần Trang trại bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao An Giang đang chuẩn bị triển khai Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Tri Tôn và nhà máy chế biến sữa trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, Do đang ở giai đoan chuẩn bị các điều kiện nên tạm thời UBND tỉnh chưa phê duyệt kế hoạch.

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Nuôi cá Tra thương phẩmmột trong những ngành quan trọng ở An Giang

Đối với 03 kế hoạch còn lại bao gồm: (1) Kế hoạch Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bò thịt, phát triển mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản cung cấp con giống trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2024-2025; (2) Kế hoạch Phát triển hệ sinh thái chăn nuôi heo gắn với chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2024-2025, tầm nhìn đến năm 2030; (3) Kế hoạch Phát triển ngành hàng dược liệu tỉnh An Giang theo chuỗi giá trị giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao các đơn vị Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục theo dõi, liên hệ với bộ phận phụ trách của Văn phòng UBND tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung kế hoạch theo góp ý. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thì đơn vị khẩn trương tham mưu Sở ban hành kế hoạch thực hiện đảm bảo triển khai hiệu quả theo thời gian quy định.

Kế hoạch “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn tỉnh An Giang năm 2025”, căn cứ theo nhu cầu thực tế của thị trường và tính khả khi của việc đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm khi không có doanh nghiệp tham gia liên kết, Trung tâm Khuyến nông (đơn vị trực thuộc Sở) đang tiếp tục rà soát, tham mưu Tờ trình gửi UBND tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch.

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết
Trồng hoa và dược liệu cũng được tỉnh chú trọng

Kế hoạch “Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo nếp tỉnh An Giang năm 2025”, hiện nay Chi cục Trồng trọt và BVTV đang khẩn trương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch trên cơ sở có lồng ghép Kế hoạch triển khai Đề án 1 triệu ha lúa nếp 2025 vào trong kế hoạch tổng thể này. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang (ban hành tại Quyết định 703/QĐ-UBND ngày 02/5/2024 của UBND tỉnh).

Kế hoạch “Phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang năm 2025”, hiện tại Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp (đơn vị trực thuộc Sở) đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên, quan tổ chức khảo sát hiện trạng và nhu cầu phát triển hoa, cây cảnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Khẩn trương trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hoa, cây cảnh tỉnh An Giang năm 2025 đảm bảo xúc tích và hiệu quả. Sau đó, tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả để tiếp tục tham mưu kế hoạch phát triển ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn 2026-2030. Đối với “Dự án mời gọi đầu tư xã hội hóa phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang”, Trung tâm Khuyến nông đang tham mưu trình UBND tỉnh xin chủ trương điều chỉnh thành “Dự án xã hội hóa lúa giống trên địa bàn tỉnh An Giang”. Đồng thời, tham mưu Sở trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Dự án xã hội hóa lúa giống trên địa bàn tỉnh An Giang./.

Bài liên quan

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Chi cục Trồng trọt và BVTV phát huy vai trò tham mưu, đề xuất phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh, những năm qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã nỗ lực phát huy vai trò tham mưu, đề xuất các chính sách, giải pháp đi đôi với tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất NNHC trên địa bàn tỉnh, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất hữu cơ, phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Tuyên Quang

Là một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp bền vững. Những năm gần đây, việc phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có sản xuất hữu cơ đã tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh này.
Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, tỉnh Tuyên Quang có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, coi đây là hướng đi bền vững, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại như tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất, bảo vệ môi trường... để đưa nông sản tỉnh vươn xa hơn.
Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km² và dân số khoảng 792.000 người. Với những đặc điểm đặc thù và điều kiện tự nhiên về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… cho thấy Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ.
Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Tuyên Quang

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ với ưu thế bảo vệ sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn… đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp hiện đại. Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, những năm gần đây tỉnh Tuyên Quang đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 0661/UBND-PVHCC về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Lâm Đồng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa lần thứ I

Lâm Đồng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa lần thứ I

Ngày 17/7, Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị lần thứ I. Tham dự có các ông Trần Văn Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; ông Phạm Sỹ Nguyên – UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐND phường; bà Tạ Thị Châm - UV BTV Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; ông Nguyễn Đình Thắng – UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND phường; đại diện các ban, ngành, đoàn thể; các chi hội trưởng, chi hội phó Hội nông dân trên địa bàn phường.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Diễn đàn Nông nghiệp 2025 với chủ đề “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 16/7/2025, tại Hà Nội.
Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Chiều 16/7, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm trưởng đoàn. Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Từ đêm 15/7, Nhà máy Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) dự kiến vận hành hồ chứa với tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 900 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn), để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa, an toàn cho vùng hạ du.
Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo 22 xã chưa hoàn thành khởi công.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Ngày 15/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Đắk Lắk số” và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính