(BGĐT)-Bắc Giang có đa dạng sản phẩm OCOP cùng nhiều nông sản chủ lực. Hiện giá nhiều nông sản của tỉnh đang xuống thấp, trong khi các sản phẩm OCOP phát triển mạnh thì việc liên kết vùng, hợp tác giao thương, đưa hàng hóa có chất lượng tới người tiêu dùng cả nước là hết sức quan trọng.
Số lượng nhiều, tiêu thụ chậm
Năm 2020, UBND tỉnh hỗ trợ gần 500 triệu đồng xây dựng 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện: Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và TP Bắc Giang. Ngoài ra, huyện Hiệp Hòa tự đầu tư xây dựng 1 điểm tại thị trấn Thắng. Các điểm được đặt ở khu đông dân cư, điểm du lịch, vận hành theo mô hình siêu thị mi ni. Cùng với giới thiệu, quảng bá, việc mở các điểm trên còn để người dân tiếp cận với sản phẩm địa phương và là nơi đấu nối cho các sản phẩm OCOP của tỉnh bạn để cùng phát triển.
Gian trưng bày sản phẩm OCOP của Bắc Giang tại Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc, tổ chức tại tỉnh Hòa Bình.
Để hút khách hàng, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh (đơn vị được hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Lục Nam), thôn Nhân Lý, xã Trường Sơn còn đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng thành điểm dừng nghỉ của khách du lịch khi tham quan Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử. Dù vậy, lượng hàng bán ra khá chậm. Đại diện HTX cho biết, cửa hàng đông khách vào dịp cuối và đầu năm. Khách chủ yếu mua sản phẩm OCOP làm quà tặng. Doanh thu bình quân của cửa hàng chỉ đạt vài chục triệu đồng/tháng.
Tương tự, 2 điểm bán sản phẩm OCOP tại TP Bắc Giang cũng tiêu thụ hàng chậm. Bà Nguyễn Thị Chinh, đại diện điểm bán sản phẩm OCOP (TP Bắc Giang) chia sẻ, hiện cửa hàng bày bán gần 30 sản phẩm OCOP của tỉnh và gần 10 sản phẩm OCOP nổi tiếng của tỉnh bạn. Toàn bộ đều là sản phẩm qua chế biến, đóng gói. Ngoài rượu, mỳ gạo, bánh đa nem, mật ong, nấm lim… trong tỉnh có khách mua thường xuyên, còn hầu hết sản phẩm dược liệu, măng, miến bán rất chậm. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh bạn bán khá chạy.
Ông Trương Ngọc Cảnh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật nông nghiệp Việt Yên (đơn vị được giao quản lý điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện) cho biết: “Chúng tôi phải đóng cửa hàng từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vì đơn vị không có kinh phí trả tiền điện và những chi phí khác bởi không có khách đến mua hàng”.
Bắc Giang hiện có 205 sản phẩm OCOP (đứng trong tốp đầu toàn quốc), gồm 31 sản phẩm 4 sao và 174 sản phẩm 3 sao. Trong đó, có không ít sản phẩm được đưa vào các siêu thị trên địa bàn, nhưng sản lượng tiêu thụ khá ít.
Đại diện Siêu thị GO! Bắc Giang cho biết, đơn vị đang bày bán hơn 20 sản phẩm OCOP của Bắc Giang. Trong đó, sản phẩm Mỳ gạo Chũ Hiền Phước và các sản phẩm rau của HTX Rau sạch Yên Dũng bán được nhiều nhất. Dù vậy, tổng sản lượng hàng OCOP bán ra cũng chỉ được khoảng 5 tạ/tháng, doanh thu thấp.
Cung ứng chéo sản phẩm OCOP
Đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh thông tin, cơ bản các sản phẩm OCOP của Bắc Giang chỉ bán trong tỉnh. Hầu hết các điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại Bắc Giang không bày bán sản phẩm OCOP của tỉnh bạn. Ngược lại, có rất ít điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP của tỉnh bạn bày bán sản phẩm OCOP của Bắc Giang. Ngoài các sản phẩm bán được với số lượng lớn như: Vải thiều, cam, bưởi, gà đồi Yên Thế, mỳ gạo, sản phẩm đóng hộp… thì đa phần sản phẩm OCOP của tỉnh lượng bán ra rất khiêm tốn, khó tiêu thụ tại tỉnh ngoài.
Khách mua sản phẩm tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của HTX Sản xuất cây dược liệu Lựu Chanh, xã Trường Sơn (Lục Nam).
Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm chưa được khách hàng tin dùng. Nhiều sản phẩm sản xuất thủ công, chưa xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì thiếu hấp dẫn, tính cạnh tranh yếu. Các chủ thể là HTX, cơ sở sản xuất (yếu về nguồn lực kinh tế và hạn chế trong quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh) chiếm tới hơn 92%. Sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm tươi sống, mang tính thời vụ, có thời hạn bảo quản ngắn, chi phí cao trong vận chuyển nên hạn chế khi mang đi các tỉnh, TP khác để giới thiệu, quảng bá.
Trong khi sản phẩm OCOP phát triển mạnh thì việc liên kết vùng, hợp tác giao thương đưa hàng hóa có chất lượng tới người tiêu dùng không chỉ tại Bắc Giang mà còn đến với người dân cả nước là hết sức quan trọng. Nhất là đến các tỉnh, TP có nhu cầu lớn về nông sản hàng hóa như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, cùng nhiều tỉnh phía Nam. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP của Bắc Giang ra tỉnh ngoài, cần tạo được liên kết vùng chặt chẽ. Chỉ khi tạo được liên kết tiêu thụ với các đầu mối, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, phân phối, tiêu thụ ở các tỉnh, TP thì sản phẩm OCOP và nông sản của tỉnh mới dễ dàng tiếp cận và đến gần hơn với người tiêu dùng ngoài tỉnh. Đồng thời, tạo thuận lợi trong việc cung ứng chéo sản phẩm OCOP.
Xác định được tầm quan trọng của việc liên kết vùng trong tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh, cũng như phát triển các hoạt động giao thương với các tỉnh bạn, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, chủ thể sản phẩm OCOP nâng cao năng lực sản xuất; đổi mới hình thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp; xúc tiến thương mại trực tuyến, quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử khá hiệu quả.
Theo ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương, để liên kết, tạo động lực tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh được thuận lợi, Sở tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, nông sản của tỉnh đến các thị trường trong và ngoài nước. Sở thường xuyên liên hệ với các bộ, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, TP, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối để nắm bắt thông tin, kết nối thị trường, hợp tác cung ứng chéo sản phẩm OCOP giữa các tỉnh; hỗ trợ ứng dụng xúc tiến thương mại trên nền tảng số, mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
Theo Báo Bắc Giang Online
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…