Bãi trông giữ xe "lậu" ở Yên Sở dù đã hoạt động trong thời gian dài, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, nhưng không hiểu vì sao chính quyền địa phương lại không xử lý?
Bãi trông giữ xe không phép ở ngã 3 Tam Trinh gây ô nhiễm môi trường
Người dân phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) phản ánh, thời gian gần đây, nhân dân hết sức bất bình về việc một số cá nhân, nhóm người đã ngang nhiên lấn chiếm đất công để làm bãi trông giữ xe trái phép ở vị trí cạnh ngã 3 (đối diện gầm cầu chui đường Tam Trinh, phường Yên Sở), gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
“Bãi xe này hoạt động trong thời gian dài nhưng không bị ai nhắc nhở hay xử lý. Họ nhận trông giữ xe, cho đỗ xe cả ngày và đêm với giá từ vài chục nghìn đồng đến vài triệu đồng/tháng. Toàn xe tải lớn, xe container ra vào nườm nượp gây ách tắc giao thông, ô nhiễm bụi và tiếng ồn...”, bà B., một người dân sống cạnh bãi xe cho biết.
Theo ghi nhận, bãi xe không phép có vị trí nằm cạnh ngã 3, đối diện gầm cầu chui đường Tam Trinh. Phía bên ngoài bãi trông giữ xe được treo biển bảng “trạm cân 150 tấn”. Bãi trông giữ xe này chỉ cách UBND phường Yên Sở khoảng vài trăm mét theo đường chim bay.
Thoạt nhìn, tấm biển “trạm cân ô tô 150 tấn” khiến người lạ có thể nghĩ ngay đây là một trạm cân trọng tải được cấp phép dùng để phục vụ khách hàng (!?).
Ông Th. - một người dân sinh sống gần cầu Tam Trinh cho biết, trước đây khu vực đang bị lấn chiếm làm bãi trông giữ xe này là khu vực đường bao của ao hồ. Sau thời gian, một số người đã cho san lấp, lấn chiếm mở dần diện tích khu bãi này.
“Khu bãi này có rất nhiều xe tải dừng đỗ gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, mặc dù cách UBND phường Yên Sở vài trăm mét. Nếu nhà nước cấp phép thì cần phải thu thuế đầy đủ, còn để như vậy sẽ gây thoát thoát, lãng phí tài sản nhà nước. Chúng tôi cho rằng, có dấu hiệu của lợi ích nhóm ở đây mới để vậy? Chúng tôi đề nghị UBND quận Hoàng Mai vào cuộc thanh tra, kiểm tra để xử lý dứt điểm những tồn tại khu vực này”, ông Th. Búc xúc nói.
Khu bãi trông giữ xe "lậu" cách UBND phường Yên Sở không xa nhưng không hiểu vì sao không được xử lý?
Theo tìm hiểu, đây là một bãi trông giữ, tập kết, trung chuyển hàng hóa rộng cả nghìn mét vuông, hàng chục chiếc xe tải lớn nhỏ đậu cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, số lượng xe chở hàng hóa đỗ để bốc xếp hàng ra vào bãi xe này liên tục. Trong bãi trông giữ xe hàng hóa, nơi đỗ xe trung chuyển, bốc xếp, tập kết hàng hóa với đủ loại như hoa quả, nông sản, thủy hải sản… phục vụ cho chợ Yên Sở và nhiều nơi khác.
“Nhiều xe tải ra vào bãi trông giữ xe này không chỉ gây ách tắc giao thông, mà những chất thải xe chở rau quả, xe chở cá gây tanh hôi, ô nhiễm môi trường cho người dân sinh sống ở đây”, chị L. sinh sống ở khu vực cầu chui Tam Trinh cho hay.
Để xác minh thông tin về hoạt động của bãi xe “chui” này, chúng tôi được một chủ xe hàng giới thiệu cho một người tên Thuận – người điều phối, nhận “nốt” xe ra vào bãi.
Đây là nơi trung chuyển hàng hóa cho nhiều phương tiện ra vào mỗi ngày
Trao đổi với ông Thuận, ông này “báo giá”, nếu muốn đỗ xe xuống hàng theo ngày thì có mức 150 nghìn/đầu xe. Đối với xe tải 1,5 tấn thu 30 nghìn/lượt, xe đỗ từ 3-4 tiếng thu 100 nghìn. Nếu xe gửi theo tháng thu 800 nghìn/1,5 tấn, xe công-ten-nơ thu 2,5 triệu/đầu xe. Còn đối với xe vào lấy hàng vẫn thu tiền cổng bình thường.
“Mọi việc xe trong bãi anh ok hết cho em. Nếu xe ngoài đường có gì cứ gọi điện cho anh, anh là “người trong ngạch” mà!”, ông Thuận “chốt” với chúng tôi và tự xưng như vậy.
Đề nghị UBND phường Yên Sở, UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, xác minh sự việc nêu trên và có hướng xử lý dứt điểm nếu có vi phạm.
X.Hải
Tốt nghiệp THPT, cô gái duyên dáng Bến Tre “9x” Mai Thị Ánh Xuân (xã An Khánh, huyện Châu Thành)…
Với diện tích 3ha đất trồng sen Quan âm trắng, ông Nguyễn Văn Mỹ, ấp Phước Bình, xã Mỹ Thuận,…
Sầu riêng tươi, sầu riêng cấp đông đã là những mặt hàng nông sản quen thuộc của cao nguyên. Và…
Những gì thấy được từ phiên chợ nông nghiệp sạch ở huyện Đăk Hà khiến tôi tin rằng, nông nghiệp…
Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà con cũng…
Xây dựng một liên kết sản xuất rau an toàn, đưa rau từ nông trại tới tay người tiêu dùng,…
Địa điểm: Để ong có thể lấy được nhiều mật và an toàn, người nuôi cần lựa chọn địa điểm…
Ngành nông nghiệp vừa triển khai thành công mô hình sản xuất lúa “ba giảm, ba tăng” trên giống chất…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ, không chỉ là xu thế phát triển trong thời gian tới, mà cũng là…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…