Thứ hai 21/07/2025 20:56Thứ hai 21/07/2025 20:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Ban hành Nghị định sửa đổi Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP nêu rõ: Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.

Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực, không thuộc vùng địa lý tích cực.

Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:

1- Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;

2- Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

3- Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này hoặc quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.

Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, quốc gia, vùng lãnh thổ không thuộc vùng địa lý tích cực khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1- Quốc gia, vùng lãnh thổ không đáp ứng tiêu chí trên;

2- Quốc gia, vùng lãnh thổ đáp ứng tiêu chí trên nhưng có bằng chứng khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp hoặc sử dụng tài liệu giả mạo theo quy định pháp luật của các quốc gia liên quan.

Bên cạnh đó, Nghị định nêu rõ, Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm hoặc khi có thay đổi Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

Danh mục loài gỗ rủi ro

Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, Gỗ thuộc Danh mục loài rủi ro nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:

1- Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục CITES);

2- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

3- Loài gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;

4- Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác hoặc gỗ khai thác, buôn bán trái phép hoặc gỗ do sử dụng tài liệu giả mạo để chứng nhận hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định và công khai.

Nghị định nêu rõ, gỗ không thuộc loài rủi ro khi không thuộc các tiêu chí trên.

Danh mục loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm rà soát và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn khi có thay đổi.

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong ...

Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD

Ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đạt kết quả xuất khẩu ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2024, bất chấp nhiều thách thức ...

Hồ sơ gỗ nhập khẩu

Theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

1- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2- Một trong các tài liệu sau:

- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;

- Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc 2 trường hợp trên: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP nêu rõ, khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

1- Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2- Một trong các tài liệu sau:

- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản chính hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

3- Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã nộp hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

Bài liên quan

Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Mục tiêu 18 tỷ USD năm 2025 vẫn khả thi trong thách thức

Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Mục tiêu 18 tỷ USD năm 2025 vẫn khả thi trong thách thức

Bất chấp những biến động của thị trường, ngành gỗ Việt Nam vẫn tự tin hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025, dựa trên nền tảng tăng trưởng ấn tượng của năm 2024.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khởi đầu năm 2025 ấn tượng

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khởi đầu năm 2025 ấn tượng

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có khởi đầu thuận lợi trong năm 2025, với kim ngạch đạt 738,8 triệu USD trong 15 ngày đầu tháng 1, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Ngành gỗ Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng ấn tượng và những thách thức phía trước

Ngành gỗ Việt Nam năm 2024: Tăng trưởng ấn tượng và những thách thức phía trước

Ngành gỗ Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024 nhờ vào thị trường Mỹ, nhưng đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025 do những biến động chính sách tiềm tàng.
Ngành gỗ Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024

Ngành gỗ Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024

Xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam trong năm 2024 ước đạt trên 17,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,9% so với năm 2023 và vượt 13,1% so với kế hoạch đề ra.
Ngành gỗ Việt Nam vững bước trên trường quốc tế

Ngành gỗ Việt Nam vững bước trên trường quốc tế

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt xa kế hoạch đề ra, khẳng định vị thế ngày càng vững chắc của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ngành gỗ Việt Nam: Vươn mình ra biển lớn

Ngành gỗ Việt Nam: Vươn mình ra biển lớn

Ngành gỗ Việt Nam đang bứt phá mạnh mẽ, dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 16 tỷ USD trong năm nay nhờ tập trung vào sản xuất xanh, đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng: Công trình “Thắp sáng vùng biên” chào mừng kỷ niệm Đại hội Đảng các cấp

Lâm Đồng: Công trình “Thắp sáng vùng biên” chào mừng kỷ niệm Đại hội Đảng các cấp

Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, UBND xã Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp với các lực lượng Công an, Quân sự, Đồn Biên phòng, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội của xã, cùng Ban Tự quản bon và đông đảo Nhân dân, đã đồng loạt ra quân triển khai thực hiện công trình “Thắp sáng vùng biên”.
Vai trò tích cực của việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ

Vai trò tích cực của việc giảm thuế cho các hộ kinh doanh nhỏ

Với tình hình kinh tế hiện tại, việc hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng. Trong số các biện pháp hỗ trợ, giảm thuế được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hộ kinh doanh nhỏ, đồng thời tạo ra những tác động tích cực lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.
Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Ngày 16/7 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương ven biển triển khai các biện pháp kiểm soát, xử lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Ngày 11/7/2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Bù Gia Mập phối hợp tốt cùng Hội Nông dân và các Hội – Đoàn thể xã Phú Nghĩa, tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công phiên giao dịch đầu tiên sau khi sáp nhập xã
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính