Năm 2012 khi đang ở trên đỉnh cao của ngành địa ốc và được coi là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, bầu Đức đã quyết định thoái vốn để làm nông nghiệp. Sau 1 thập kỉ lăn lộn với nhiều dự án thất bại, thua lỗ, Chủ tịch của Hoàng Anh Gia Lai đang dần tìm lại vị thế.
Khi đang ở trên đỉnh cao của ngành địa ốc, bầu Đức lại bỏ để chuyển sang làm nông nghiệp
Kỳ 1: Bầu Đức thừa nhận bỏ bất động sản là sai lầm và hàng loạt những dự án thất bại
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, được biết đến nhiều nhất với cái tên “bầu Đức” do rất yêu bóng đá và là Chủ tịch của CLB bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Đặc biệt, câu chuyện kinh doanh thăng – trầm của bầu Đức đã trở thành một giai thoại, bởi ông chủ của đội bóng phố Núi đã có những quyết sách khiến cho nhiều người bất ngờ và đặt dấu hỏi về tính khả thi.
Nhớ lại cách đây hơn 1 thập kỉ, bầu Đức mới là người được coi là giàu nhất Việt Nam với khối tài sản lên đến 6,2 nghìn tỉ đồng, chứ không phải Phạm Nhật Vượng như hiện tại. Hoàng Anh Gia Lai từng có hơn 36 công ty con và công ty liên kết trong 7 lĩnh vực gồm: sản xuất, bất động sản, dịch vụ, thương mại, năng lượng, cây công nghiệp, khoáng sản. Bầu Đức cũng là một trong những doanh nhân đầu tiên ở Việt Nam mua máy bay riêng để phục vụ cho công việc.
Đó là giai đoạn 2008-2012, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức ngự trị trên đỉnh cao của ngành địa ốc. Ngoài ra, bầu Đức còn kinh doanh rất hiệu quả gỗ và thủy điện. Tuy nhiên, đến năm 2012 Chủ tịch của Hoàng Anh Gia Lai quyết định thoái vốn bất động sản để dồn tiền làm nông nghiệp, cụ thể là cây cao su, cây cọ và sau này là nhiều dự án khác như nuôi bò, mía, bắp trồng cây ăn trái… và nhận nhiều thất bại.
Đó chính là lý do tại sao tại Đại hội cổ đông Hoàng Anh Gia Lai cuối năm 2021, bầu Đức đã thừa nhận mình đã sai khi chuyển sang làm nông nghiệp :”Năm 2008 tôi dám khẳng định HAGL là công ty bất động sản số 1. Nhưng mỗi người mỗi quyết sách, tôi từ bỏ năm 2012 để làm nông nghiệp. Đến bây giờ tôi khẳng định tôi đã sai.
Dù vậy, trong cái rủi có cái may, nếu còn làm bất động sản thắng hay thua tôi chưa biết, nhưng nông nghiệp đang có hướng đi tốt.
Bất động sản thời điểm năm 20012, HAGL từ bỏ rất quyết liệt để chuyển sang nông nghiệp. Lúc đó, HAGL không sai vì giá cao su cao. Bây giờ, HAGL sẽ không làm bất động sản nữa, tôi khẳng định. Mình đã đi qua rồi không đi lại, vì rất nhiều đại gia bất động sản đã đi rồi, HAGL quay lại sẽ khó cạnh tranh".
Bầu Đức từng giải thích lý do trồng cây cao su vào thời điểm năm 2012 là bởi giá cao su cao. Những năm 2013, 2014, hàng chục nghìn tỉ đồng đã được đổ vào các đồn điền cao su khi giá sản phẩm công nghiệp này đang ở đỉnh cao 6.000 USD, nhưng đến khi thu hoạch thì giá cao su 'bốc hơi' 80% về còn 1.000 USD khiến HAGL thua lỗ nặng, vì thế ông Đoàn Nguyên Đức buộc phải bỏ dở dự án.
Để giảm gánh nặng cho HAGL, bầu Đức sau đó tiếp tục thu hẹp sản xuất hoặc bán các mảng sản xuất mà họ cho rằng đã không còn tạo nhiều lợi nhuận như thủy điện, mía đường, dự án bất động sản. Sau đó, HAGL chuyển sang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi bò để cải thiện tính thanh khoản, nhưng càng gỡ càng rối.
Bầu Đức thừa nhận ông đã sai khi bỏ bất động sản để làm nông nghiệp, nhưng ông vẫn kiên quyết với con đường đã chọn
Tính đến năm 2016, nợ phải trả của HAGL đạt ngưỡng 36 nghìn tỉ đồng. Điều này khiến doanh nghiệp dần rơi vào nguy cơ mất thanh khoản. Đến năm 2019, doanh nghiệp thoái hết vốn khỏi khu phức hợp Yangon, dự án từng được định vị là "miếng bánh tỷ USD" tại Myanmar. Từ năm 2020 đến nay, để giải quyết nợ và bổ sung vốn lưu động, Hoàng Anh Gia Lai phải chuyển nhượng các công ty con.
Đó cũng là lý do khiến bầu Đức buộc phải chuyển giao Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán: HNG) cho Chủ tịch Tập đoàn Trường Hải (Thaco) Trần Bá Dương vào đầu năm 2021 để cứu HAGL. Màn trao đổi này giúp HAGL giảm 14.000 tỉ đồng nợ vay, đồng thời bốc hơi hơn 19.000 tỉ đồng giá trị tài sản.
Với những nỗ lực để chèo lái HAGL, bầu Đức cho biết ông đang nỗ lực để xoá sạch lỗ lũy kế, thậm chí tính đến phương án bán cổ phiếu cá nhân để xử lý, quyết tâm đến năm 2023 có thể hết lỗ.
Đến giờ, sau khi rà soát lại, HAGL của bầu Đức quyết định chọn 2 mảng chủ lực là cây chuối và con heo để khôi phục vị thế. Vẫn còn đó những khó khăn với HAGL, nhưng những tín hiệu tích cực đang ngày một nhiều lên để bầu Đức chứng minh cho tất cả thấy, giờ việc ông chọn con đường đầy chông gai chỉ làm nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn.
Hà Dũng
Nhờ đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại, Công ty Phân bón Huy Bảo đã cung cấp cho thị…
Là thương hiệu phân bón được người nông dân ưa chuộng và có nhiều năm gắn bó với sự phát…
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) vừa cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh…
Hiệu quả từ chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn; chuỗi…
Sáng 23/2, tại Thái Nguyên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng UBND tỉnh Thái…
Với tư duy đổi mới, ý chí vươn lên, nhiều thanh niên đặc biệt là những thanh niên ở vùng…
Trao cần câu – không trao cá là chủ trương của nhiều địa phương trong xóa đói, giảm nghèo cho…
Chủ tịch Trần Bá Dương cho biết, Tập đoàn THACO dự kiến đầu tư 8.200 tỉ đồng vào mảng nông…
Kết quả hoạt động kinh doanh của HAGL tháng 1/2023 khá khả quan, tuy nhiên doanh nghiệp của bầu Đức…
Ngày 02 tháng 2 năm 2023, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…