Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Bình Phước năm 2022.
Theo bà Đào Thị Lanh - Chủ tịch Hội Nông dân Bình Phước, hiện Bình Phước có hơn 91.000 hội viên nông dân. Trong đó, hơn 20.000 hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện toàn tỉnh có 2.455 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu số. Đến nay, Bình Phước đã thành lập được 82 hợp tác xã, 123 tổ hợp tác. Trong đó có nhiều mô hình kinh tế tập thể do hội viên nông dân là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia quản lý.
Điển hình là Hợp tác xã Bơ sáp cao cấp Mã Dưỡng cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 tấn/năm. Hợp tác xã Hồng Nịp của ông Lầu Sỹ Nịp mỗi năm cung ứng ra thị trường hơn 2.000 tấn bưởi da xanh và sầu riêng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGap. Ngoài phát triển kinh tế, nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số còn đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Bà Lanh cho hay, các hội viên đã đóng góp hơn 560 triệu đồng, hơn 1.000 ngày công lao động sửa chữa, làm mới, nạo vét hàng trăm kilômét đường giao thông nông thôn, kênh mương; vận động xây tặng 45 căn nhà tình thương cho đồng bào dân tộc thiểu số và đóng góp xây dựng hơn 20 căn nhà đại đoàn kết.
“Bình Phước là tỉnh có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỷ lệ dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 20%. Trong đó, có 60% hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số đăng ký thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, bà Lanh thổ lộ.
Nhân dịp này, 60 nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Hội viên nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2017 - 2021.
“Có thể khẳng định, nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã có những đóng góp to lớn cho phong trào ngày càng phát triển, góp phần xây dựng NTM, phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, bà Lanh nhấn mạnh.
Đây là những “bông hoa” đáng quý, điển hình là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh Bình Phước.
Ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tich Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ, 60 cô bác, anh chị người đồng bào dân tộc thiểu số hôm nay được tuyên dương tại Hội nghị là những nông dân đã quyết chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay và khối óc, bằng sức lực và trí thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; họ là những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thực sự tiêu biểu, xứng đáng được biểu dương, tôn vinh và khen thưởng.
“Thay mặt Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích nổi bật của cán bộ, hội viên nông dân các dân tộc tỉnh Bình Phước đạt được, ghi nhận, hoan nghênh những đóng góp quan trọng của các cấp Hội Nông dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian qua, thể hiện vai trò tổ chức chính trị xã hội tiên phong, đi đầu…”, ông Đính bày tỏ.
Từ các phong trào, đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu, táo bạo, “dám nghĩ, dám làm” trong việc bứt phá tìm đường làm giàu hợp pháp, tích cực hoạt động vì cộng đồng, trở thành tấm gương sáng để bà con học tập, noi theo, như: ông Lầu Sy Nịp, Mã Dưỡng, Điểu X’Lây, Trần A Sám (huyện Phú Riềng); ông Lâm Bao, Chang S’Rây Đơ, Điểu Teng (huyện Chơn Thành)…
Tới tham dự và tuyên dương trong hội nghị, ông Điểu Hùng (dân tộc Stiêng, xã Nghĩa Bình, huyện Bù Đăng), một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi bộc bạch, rất vinh dự và phấn khởi. Hiện gia đình có 6ha đất trồng điều, cao su, cà phê, và chạy xe dịch vụ.
"Bản thân tôi luôn cố gắng lao động học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc vườn. Từ năm 2008 đến nay, tôi luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện", ông Hùng thổ lộ.
Cùng chung niềm vui với ông Hùng, ông Điểu Chính (dân tộc Stiêng, xã Phú Riềng, Phú Riềng), tâm sự: "Gia đình có 7ha đất trồng cao su. Mỗi năm, ông Chính có thu nhập 600 triệu đồng. Hiện, giá cao su đang tốt dần lên nên đời sống bà con trồng cao su khá tốt".
Đây là những nông dân tiêu biểu của Bình Phước được nhận bằng khen về phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi năm 2022.
Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước Lý Trọng Nhân đề nghị: "Hội nông dân tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp, các ban, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ nông dân là dân tộc thiểu số nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững. Nhân rộng ngày càng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số".
Đối với các cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng tiếp tục phát huy thành tích đạt được, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ cộng đồng cùng vươn lên trong cuộc sống, cùng thoát nghèo bền vững.
Xuân Hiền
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…