Khi người nông dân còn đang "chạy theo" với các phòng trào chuyển đổi cây trồng ở địa phương thì anh Hồ Thế Mỹ (Đắc Lắk) lại chọn cho mình hướng đi riêng mà nhiều người thời điểm ấy bảo rằng là "liều"...
Anh Hồ Thế Mỹ giới thiệu về trang trại trồng cây măng tây
Đau đáu nỗi niềm vùng quê nghèo
Xuất thân từ gia đình thuần nông có bảy người con, anh Hồ Thế Mỹ (SN 1992, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắk) vốn rất thân thuộc với đồng ruộng, gần gũi với thiên nhiên.
Tại những vùng quê nơi anh sinh sống, chứng kiến cảnh bà con nông dân loay hoay trong việc lựa chọn chuyển đổi từ trồng cà phê, tiêu… ở những vùng đất lâu năm già cỗi, không đạt năng suất sang các loại cây trồng khác vẫn còn mang tính chất “phong trào”.
Rất nhiều hộ gia đình đã ồ ạt chuyển đổi sang trồng các loại cây mang tính thị trường mà không có đầy đủ thông tin, không có kỹ thuật cũng như không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng dẫn đến tình trạng chưa “hái quả” đã phải phá bỏ. Có khi, bà con rất vất vả chăm sóc, dưỡng trồng nhưng hàng hóa được mùa thì bị rớt giá, thương lái không thu mua…
Hơn nữa, việc canh tác lạm dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ… có nguồn gốc hóa học đã làm cho nhiều diện tích đất canh tác bị thoái hóa, bạc màu, cằn cỗi khiến cho nơi đó phát sinh nhiều sâu bệnh, sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, khi nông sản lạm dụng quá nhiều các chất hóa học về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Kiểm tra thông số kỹ thuật tại Farm Việt Nguyên
“Chính từ những suy nghĩ ấy nên tôi luôn trăn trở làm sao có thể phát triển tốt một loại cây giá trị kinh tế cao, tốt cho sức khỏe con người nào đó ngay tại quê hương mình sinh ra và lớn lên. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi đã đi tìm hiểu nhiều loại cây trồng và quyết định khởi nghiệp bằng việc đưa cây măng tây về trồng tại khu đất nhà mình ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, anh Hồ Thế Mỹ chia sẻ.
Trồng măng tây trên “nền tảng” hữu cơ
Anh Hồ Thế Mỹ chia sẻ, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về cây măng tây, vào năm 2018 và trồng thí điểm 5.000m2. Ban đầu không khỏi gặp những khó khăn và thiếu kinh nghiệm nên đã thử rất nhiều lần và đi đến các vùng trồng lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận… để học hỏi quan sát về sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Năm 2020, anh Mỹ mở rộng diện tích lên 1,5 ha và đã cho thu hoạch. Cùng thời điểm này, anh thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp hữu cơ Việt Nguyên (Farm Việt Nguyên) có trụ sở tại TP. Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk do anh làm Giám đốc để thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đến giữa năm 2021, diện tích trồng cây măng tây theo hướng hữu cơ Việt Nguyên đã được mở rộng lên 10 ha, trong đó có 6 ha trong tỉnh Đắk Lắk và 4 ha ở ngoài tỉnh.
Cây măng tây thích hợp với khí hậu ở vùng đất Tây Nguyên
Anh Hồ Thế Mỹ cho biết, ở vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, trong năm mùa mưa kéo dài rơi vào tháng 6 - 9 hàng năm. Do lượng nước nhiều làm tăng độ ẩm là nguyên nhân gây ra các loại nấm bệnh làm giảm năng suất.
Tuy nhiên, Việt Nguyên chọn vùng đất Tây Nguyên để phát triển là vì khí hậu ở vùng đất này rất phù hợp, nhiệt độ trung bình 22oC phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây măng tây là một loại cây ưa nắng. Địa hình cao ráo tránh được tình trạng ngập úng cho cây. Cộng hưởng với chất đất đỏ BaZan giúp cho cây phát triển vượt trội. Sản phẩm cho ra chất lượng, độ ngọt tự nhiên làm hài lòng thực khách khó tính.
Cây măng tây được trồng theo hướng hữu cơ
Anh Mỹ cho biết, tại Farm Việt Nguyên công thức canh tác thường xuyên sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế bổ sung dinh dưỡng cho măng tây có tác dụng rất hiệu quả, năng suất rất đạt, mầm lên nhiều.
Để cân bằng hệ sinh thái vùng trồng, Việt Nguyên sử dụng EM lục diệp, chế phẩm IMO để duy trì hệ vi sinh vật trong đất, “làm bạn” với cỏ. Việt Nguyên không sử dụng thuốc hóa học để diệt cỏ, chỉ làm cỏ băng tay và để cỏ giữa lối đi riêng. Đây cũng là cách làm mà Việt Nguyên muốn truyền đạt cho bà con nông dân, cỏ không hề có hại ngược lại rất có lợi.
“Hãy làm bạn với cỏ trong sản xuất hữu cơ sẽ có những tác dụng không ngờ”, anh Mỹ nói.
Vì nền nông nghiệp “tử tế”
Đầu tư măng tây vốn ban đầu khá cao bởi vì giống nhập khẩu chuẩn F1 từ nước ngoài số lượng cây trồng lớn, mật độ 2000 – 2300 cây/ 1000m2. Nên vốn đầu tư ban đầu luôn là điều khiến cho các nhà vườn chưa mạnh dạn chuyển đổi và cần có một diện tích lớn mới đạt sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay trên địa bàn diện tích trồng măng tây phát triển mạnh nhưng nằm rải rác cho nên còn gặp nhiều khó khăn về khâu quản lý chất lượng và quy trình sản xuất. Nên hướng tốt nhất cần có một khu trồng tập trung diện tích đủ lớn để chuyên canh sản xuất, dễ dàng cho khâu quản lý, thống nhất quy trình và tiết kiệm chi phí nhân công. Tuy nhiên, giá trị của việc trồng măng tây theo hướng hữu cơ là vô cùng lớn…
Sản phẩm măng tây tại Farm Việt Nam
“Việc chúng tôi đưa mô hình trồng cây măng tây phát triển tại địa phương với mong muốn có thể dần thay đổi tuy duy canh tác nông nghiệp lâu nay của bà con nông dân. Mô hình chúng tôi xây dựng không lạm dụng thuốc hóa học và chuyển đổi dần với các sản phẩm an toàn có nguồn gốc sinh học, tận dụng các nguồn phân bón có sẵn hoặc tự sản xuất, giúp tiết kiệm nhiều chi phí.
Cây măng tây đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, giúp bà con nông dân ổn định về kinh tế vì loại cây trồng mới này cho thu hoạch khá ổn định. Cây măng tây có tuổi thọ tự nhiên khoảng 30 năm, tuổi thọ cây thương mại từ 6-7 năm thì thời gian cho thu hoạch có thể kéo dài từ 5-7 năm. Hiện tại, giá bán lẻ ở ngưỡng từ 90.000 - 200.000 đồng/kg, tùy từng loại theo kích thước, mẫu mã”, anh Mỹ cho hay.
Trong tương lai, Farm Việt Nguyên mong rằng sẽ phát triển vùng nguyên liệu đủ lớn để đưa được sản phẩm ra thị trường nước ngoài, tạo nên một thương hiệu uy tín về nông nghiệp “ tử tế” với thị trường trong và ngoài nước.
“Phương châm vì một nền nông nghiệp sạch, không hóa chất là động lực đầu tiên thúc đẩy Việt Nguyên có những bước đi hôm này trong hành trình mang lại giá trị sức khỏe cho người tiêu dùng. Đây cũng là hướng đi bền vững góp phần bảo vệ môi trường”, anh Mỹ chia sẻ.
Sản phẩm măng tây Việt Nguyên được trồng theo hướng hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng tìm đến, tin dùng
Giám đốc Farm Việt Nguyên chia sẻ, với đội ngũ trẻ, đến với sản xuất nông nghiệp hữu cơ xuất phát từ những trăn trở và đam mê chắc chắn không khó tránh khỏi những khó khăn, bước đi chậm hơn so với việc được tiếp cận và học hỏi chuyên ngành. Tất cả quy trình đều tự mày mò, nghiên cứu cho nên tinh thần của Việt Nguyên là luôn luôn tiếp thu những cái mới và sẵn sàng thay đổi để tốt hơn.
Một quy trình chuẩn thực sự về măng tây hữu cơ thì việc sản xuất để tối ưu những chi phí phát sinh, giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm để tạo ra sản phẩm măng tây hữu cơ đúng nghĩa không phải là chuyện dễ dàng. Ngoài ra, để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng và có thể cạnh tranh được với những sản phẩm khác trên thị trường cần phải đảm bảo giá trị, an toàn thực phẩm đặt lên hàng đầu. Đồng thời phải liên tục thay đổi, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
“Với sự quyết tâm của Việt Nguyên, phương châm mang lại những giá trị sức khỏe cho người tiêu dùng, cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày, đổi mới mỗi ngày, chúng tôi hy vọng rằng giấc mơ xuất khẩu sẽ không còn xa nữa!”, anh Mỹ hào hứng chia sẻ thêm.
Theo thống kê tỷ lệ khách hàng của Farm Việt Nguyên, với 10% là hệ thống siêu thị, nhà hàng, cửa hàng 60% là các mối thương lái ở các tỉnh và thành phố và 30% là bán lẻ. Như vậy, để tiếp cận với tệp khách hàng lớn cần phải có quá trình xây dựng hoàn chỉnh về chất lượng cũng như diện tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đa kênh bán hàng để tìm kiếm nhiều các đối tác lâu dài tạo thế chủ động trong khâu bán hàng. |
Hải Sơn
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…