Ở mỗi vùng, miền sinh thái khác nhau, có những thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn dựa trên đặc điểm địa lý, sinh thái, văn hóa và dân tộc…
Việt Nam với đặc trưng là đất nước nông nghiệp, gắn với nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc được tổ chức quanh năm, chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều điểm đến du lịch nông thôn trên cả nước được hình thành từ những giá trị đặc sắc, mang đậm dấu ấn của văn hóa, sinh thái vùng miền.
Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp độc đáo, chất lượng đã được khai thác đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.
Mỗi tỉnh có 1 điểm du lịch nông thôn
Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, theo thống kê từ các địa phương, hiện cả nước có trên 1.300 khu, điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý; trong đó có khoảng 70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn.
Lễ hội Tịch Điền (tỉnh Hà Nam) - một lễ hội giàu tính nhân văn, đề cao tinh thần trọng nông, đánh thức đất đai, cầu mùa màng bội thu... Ảnh: Mai Chiến
Ở mỗi vùng, miền sinh thái khác nhau, có những thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn dựa trên đặc điểm địa lý, sinh thái, văn hóa và dân tộc. Vùng miền núi phía Bắc với 32 dân tộc cư trú xen kẽ, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa tiêu biểu, đặc sắc riêng, do đó du lịch cộng đồng gắn với tham quan, trải nghiệm văn hóa của các dân tộc vùng cao, trải nghiệm các lễ hội và văn hóa dân gian, thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên của núi, rừng... là thế mạnh.
Với vùng Đồng bằng sông Hồng, gắn liền với các giá trị văn hóa lúa nước, văn hóa làng xã Bắc Bộ, với các làng cổ, các làng nông nghiệp truyền thống, vì vậy thế mạnh là phát triển du lịch nông thôn gắn với làng nghề truyền thống, gắn với cảnh quan vùng nông thôn, du lịch nông nghiệp.
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với nhiều vương triều trong lịch sử Việt Nam và các nhân vật danh nhân văn hóa, lịch sử, bởi thế phát triển du lịch biển đảo và các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống là thế mạnh.
Còn vùng Nam Trung Bộ có thế mạnh về du lịch biển, đảo và du lịch sinh thái. Vùng Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các buôn, làng dân tộc thiểu số, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, du lịch gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trải nghiệm tại các nông trại miệt vườn với các vườn cây ăn trái đặc sản, du lịch trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về du lịch trải nghiệm cảnh quan sông nước, du lịch gắn với các làng nghề truyền thống.
Theo ông Anh, để phát triển du lịch nông thôn thành một ngành kinh tế ở nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025, trong dự thảo “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành đã xác định rõ mục tiêu phát triển.
Cụ thể, đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị và phát triển bền vững.
Phấn đấu đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương. 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra, ít nhất có 80% sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, ít nhất 50% dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số.
Bên cạnh đó, 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
“Mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù; 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch; đồng thời xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc”, ông Anh nói.
Nhiều chính sách phát triển du lịch nông thôn
Chia sẻ về những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy du lịch nông thôn, ông Anh bộc bạch, hiện nay chúng ta đã có những chính sách trực tiếp và gián tiếp để hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, như: Trong khuôn khổ Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, đã có một số hoạt động tác động thúc đẩy du lịch nông thôn thông qua nhiệm vụ phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề. Trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, dịch vụ du lịch nông thôn là một nhóm sản phẩm của Chương trình, do đó đã được quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển.
Điểm nhảy dù ở Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) - nơi đây thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Ảnh: Mai Chiến
Từ nguồn vốn của Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2010 - 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, từ năm 2011 - 2020, Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch với kinh phí là khoảng 10.200 tỷ đồng, ngân sách các tỉnh, thành phố cũng bổ sung vào nguồn đối ứng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch khoảng gần 300 - 350 tỷ đồng/năm.
Chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng cho du lịch nông thôn, chủ yếu thực hiện lồng ghép thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
“Ngoài ra, một số địa phương đã ban hành chính sách đặc thù riêng để hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng,… Do đó, du lịch nông thôn trong thời gian qua đã từng bước phát triển, góp phần quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn”, ông Anh nhấn mạnh.
Để phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới, ông Anh cho rằng, chúng ta cần tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn; trong đó chú trọng xây dựng định hướng phát triển du lịch nông thôn, thúc đẩy liên kết nông thôn - đô thị trong phát triển du lịch, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật về du lịch nông thôn.
Rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông thôn, xây dựng hệ thống công cụ giám sát và hướng dẫn thực hiện quy trình đánh giá chất lượng điểm du lịch nông thôn, dịch vụ du lịch nông thôn; hướng dẫn thực hiện việc công nhận khu, điểm du lịch nông thôn.
Ngoài ra, huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch nông thôn. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn. Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho lao động du lịch nông thôn.
Ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn. Tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế về phát triển du lịch nông thôn.
Mai Chiến
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Các sản phẩm hữu cơ độc quyền tại Emart với mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp chiến lược…
Đảm bảo, phát triển và phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa bảo…
Xã Lùng Thàng (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có 753 hộ, 3.815 nhân khẩu, 10 dân tộc cùng sinh sống.…
Từng sống ở làng quê ấm áp tình làng, nghĩa xóm, thạo việc nhà nông ngay từ thủa nhỏ đã…
Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất…
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa…
Bạn có phải là người yêu thiên nhiên, thích tận hưởng cảm giác được hòa làm một với đất trời…
Tại thung lũng hoa bạt ngàn, diện tích khoảng 60 héc ta thuộc xã Tà Nung (TP Đà Lạt, tỉnh…
TQO - Với mong muốn cung cấp thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…