Từ xa xưa ông cha ta đã biết tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón, tuy nhiên với sự phát triển của nền nông nghiệp hóa thì việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất, trồng trọt ngày càng nhiều. Dẫn đến tình trạng đất đai bị chai sần, giảm đi sự màu mỡ, mất cân bằng sinh thái... Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tự sản xuất phân bón hữu cơ thân thiện với môi trường không gây độc hại cho người và động vật để cung cấp cho cây trồng.
Ủ phân đúng quy trình cho nguồn phân bón hữu cơ hiệu quả.
Theo các chuyên gia, nguồn phân hữu cơ truyền thống bà con nông dân thường hay sử dụng là phân bò, phân heo, phân gà gọi chung là phân chuồng rất tốt cho cây trồng.
Nhưng trong trường hợp phân chuồng chưa hoai mục hết có chứa nhiều loại nấm bệnh gây hại, chính vì thế việc bổ sung vi sinh trong quá trình ủ hoai không những giúp phân mau hoai mục hơn mà còn tăng cường hàm lượng dinh dưỡng, tạo hệ sinh vật có ích phát triển đối kháng với nấm bệnh phát triển trên cây trồng.
Tác dụng của phân hữu cơ đối với cây trồng
Nếu như trước đây, bà con dùng phân chuồng bón cho cây trồng mới hiệu quả thì hiện nay, với các chế phẩm vi sinh, bà con có thể tận dụng tất cả các xác bã như lá, cỏ, xơ dừa, vỏ cà phê, trấu, mùn cưa… để ủ thành phân có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, để có được nguồn phân hữu cơ tốt nhất, bà con nông dân cần phải nắm được các bước trước khi bắt tay vào ủ phân hữu cơ từ phân chuồng sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia về quy trình ủ phân hữu cơ bà con cần nắm vững:
Ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm EMIC
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, thân cây xanh, lá cây khô…
khoảng từ 5m3- 6m3, phân NPK 2kg, hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas khoảng từ 1- 1.5 tạ, 2kg chế phẩm vi sinh EM FERT -1, trong chế phẩm này, có chứa 2 chủng vi sinh quan trọng chuyên ủ phân vi sinh, đó là EM và Trichoderma.
Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.
Bước 2: Chọn nơi ủ
Chọn ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilon. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá, có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng, diện tích nền khoảng 3m2/tấn nguyên liệu ủ.
Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ
Vật liệu để làm mái: Có thể dùng các vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, bao nilon, che đậy và các loại lá để làm mái chắn ánh nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.
Bước 4: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
Để trộn đều chế phẩm EM FERT -1 vào nguyên liệu ủ, bà con nên hòa tan chế phẩm vào 200 lít nước sau đó chia đều thành 5 phần và một lượng phân rắc cũng chia thành 5 phần, sau đó cho một phần chế phẩm vào bình ôzoa nước, khuấy đều, tiến hành rải một phần phân rắc mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên mỗi lớp phân rắc đã rải, nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước kể cả nước dùng để tưới lên chế phẩm từ 1 nửa ô zoa đến 2 ôzoa, tùy thuộc vào rác ướt hay rác khô, cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.
Bước 5: Che phủ và bảo quản
Sau khi ủ xong, bà con nên đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilon, để bảo đảm tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ phải duy trì ở mức từ 40- 50 độ C.
Bước 6: Đảo đều và bổ sung nước, không khí
Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên khoảng 40- 50 độ C, nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứ khoảng từ 7- 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn, nếu nguyên liệu khô thì đổ thêm nước.
Tùy theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau, phụ phẩm nông nghiệp khác như phân gia súc, gia cầm, lá cây xanh, thì thời gian ủ khoảng 35 ngày, lá mía, lá cà phê, lá điều, lõi thân cây bắp, vỏ cà phê, vỏ ca cao thì thời gian ủ có thể đến 60 ngày.
Phân hữu cơ sử dụng theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30 % lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.
Tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng và nguyên liệu sẵn có mà bà con có thể chọn lựa các nguyên liệu để ủ phân khác nhau.
Ví dụ: Cây họ cam, quýt thì thích hợp với phân trâu bò; hoa màu, tiêu thì thích hợp với phân gia cầm như phân cút, phân gà; phân heo thì phù hợp với chuối và các loại cây có củ…
Khi ủ phân hữu cơ cần bổ sung thêm urê, lân nhằm bảo đảm thêm dinh dưỡng trong phân ủ ra. Bên cạnh đó, quá trình ủ còn bổ sung thêm vôi để nâng cao độ PH, đẩy mạnh hoạt động của nấm, rút ngắn thời gian ủ. Sau khi ủ xong, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng và sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.
Xuân Hiền
Phát triển bền vững là bước đi tất yếu của doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế hiện đại, giúp…
Nhìn chung, các sản phẩm hữu cơ khi đưa ra thị trường đều bán giá cao hơn so với sản…
LÀO CAI - Thực hiện phong trào "Thanh niên khởi nghiệp”, thời gian qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên…
Trở thành “Vua nhãn tím” nhờ vô tình tìm được giống cây lạ trong vườn, nhưng ông Trần Văn Huy…
Hộ ông Nguyễn Minh Tuấn ngang nhiên xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, nhưng khi phát…
Mới đây, ái nữ của ông chủ Tân Hiệp Phát (Dr Thanh), bà Trần Uyên Phương đã bị tố cáo…
Nếu không thận trọng trước lời mời chào đi Australia làm việc theo diện visa nông nghiệp, các lao động…
Để được vay số tiền 35 tỷ đồng của bà Trần Uyên Phương và ông Nguyễn Phi Long nên các…
Thời gian qua, nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng, khiến chi phí sản xuất của nông dân bị đội…
Trước những tin đồn tiêu cực liên quan đến người điều hành Tập đoàn GELEX, ông Nguyễn Văn Tuấn (biệt…
Cụ thể, 2 người ở Tuyên Quang, 2 người ở Điện Biên do sạt lở đất; 1 người ở Hòa…
PHÚ THỌ - Mô hình nuôi cá “sông trong ao” đang mở ra hướng phát triển mới trong nuôi trồng…
NAM ĐỊNH – Việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với HTX, người dân sẽ đem lại lợi ích…
Sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn giúp hạn chế sử dụng tài nguyên, giảm phát thải…
4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ.…
Bộ NN-PTNT vừa ban hành văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND các tỉnh, thành…
Buổi họp báo giới thiệu Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam 2023 với chủ…
GIA LAI - Thời gian qua, nông nghiệp Gia Lai đang phát triển theo hướng hữu cơ, đầu tư công…
Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk chính thức khởi động hành trình trao 1,9 triệu ly sữa cho…
BẮC GIANG - Sáng nay (25/5), UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương tổ chức…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…
Ngày 29/10/2021, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tổ chức…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…