Nhờ chính sách chi trả DVMTR, người dân huyện Tân Sơn tích cực chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Gia đình ông Triệu Văn Xuân ở khu Tân Hồi, xã Kim Thượng là một trong những hộ điển hình của xã về trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Qua hơn 10 năm trồng rừng, đến nay gia đình ông có gần 10ha rừng, chủ yếu là keo, bồ đề, trẩu, mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn được giao khoán bảo vệ 23ha rừng và được hưởng chính sách chi trả DVMTR.
Ông Xuân chia sẻ: “Từ khi nhận khoán, các thành viên trong gia đình đều nêu cao tinh thần bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đặc biệt, những năm trở lại đây, gia đình tôi và các hộ dân trong khu đã bỏ việc đốt nương làm rẫy, nhờ đó nhiều năm nay bản không xảy ra hiện tượng cháy rừng.
Hàng năm, được nhận tiền DVMTR, gia đình tôi dùng mua cây, con giống đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập.
Việc chi trả DVMTR kịp thời đã giúp cho người dân chúng tôi phấn khởi, tạo động lực, nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ, phát triển rừng”.
Có thể nhận thấy, chính sách chi trả DVMTR không những giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng.
Trên địa bàn huyện Tân Sơn hiện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 54.000ha, trong đó diện tích rừng đặc dụng hơn 15.000ha, rừng phòng hộ trên 9.000ha, rừng sản xuất gần 31.000ha.
Từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR đã phát huy hiệu quả rõ rệt, thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền cơ sở, người dân được nâng lên đáng kể, rừng được bảo vệ tốt hơn.
Các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng được trang bị bảo hộ lao động, dụng cụ tuần tra canh gác rừng.
Công tác quản lý chi tiêu tiền DVMTR được cộng đồng thực hiện nghiêm túc, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Chính sách chi trả DVMTR đã thu hút lực lượng lao động lớn trong dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.
Hàng năm, trên địa bàn huyện có 200 hộ nhận khoán thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, xã Kim Thượng được hưởng lợi từ DVMTR và các lợi ích khác từ rừng mang lại, bình quân chi trả 130 triệu đồng/năm.
Từ năm 2013 đến năm 2021, tổng số tiền chi trả theo các quyết định được UBND tỉnh phê duyệt trên 1,1 tỉ đồng.
Nhằm thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR, huyện Tân Sơn xác định công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng phải đặt lên hàng đầu.
Ngay từ đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với UBND các xã thực hiện rà soát, bổ sung diện tích đủ điều kiện, giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn toàn huyện.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Lâm nghiệp để người dân hiểu rõ lợi ích của rừng, ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo vệ, phát triển rừng.
Cùng với đó, làm tốt công tác tuần tra, kiểm tra rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên nắm bắt tình hình trong nhân dân để kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc trong chi trả các chế độ thanh toán liên quan đến công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Ông Trần Quốc Toản - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tân Sơn cho biết: Chính sách chi trả DVMTR nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền huyện, sự vào cuộc và đồng thuận của người dân, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ rừng, người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Tiền DVMTR được chi trả công khai, minh bạch, đúng đối tượng, người dân sử dụng có hiệu quả. Trong những năm qua, các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng giảm nhiều, rừng tự nhiên được bảo vệ tốt, diện tích rừng trồng ngày càng tăng.
Bài ảnh: Hoàng Hương
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nằm trong Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào…
Năng lượng được tạo ra từ khí mê-tan ở các bãi rác tại Canberra dự kiến sẽ cung cấp năng…
Toạ đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và…
Niên vụ năm 2023-2024, huyện Mai Sơn có trên 8.500 ha cà phê; trong đó, gần 6.200 ha cho thu…
Sáng 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II (Bộ…
Theo đánh giá của Hội đồng Khoa học nghiệm thu nhiệm vụ khoa học-công nghệ (KH-CN) cấp tỉnh, thông qua…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…