Dù là một tỉnh biên giới, miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP một cách hiệu quả, Cao Bằng đang dần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp.
Gạo nếp nương Bảo Lạc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể vào năm 2020
Cao Bằng là một tỉnh vùng cao có nhiều sản vật đặc trưng, nhưng do vị trí địa lý, hiểu biết về thị trường còn hạn chế, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ; mẫu mã các sản phẩm còn đơn giản, chưa được thương mại hóa, không có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận đủ tiêu chuẩn, bảo hộ nhãn hiệu nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Các hợp tác xã chưa tạo được liên kết sản xuất, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún.
Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi trong vài năm gần đây khi Cao Bằng nỗ lực phát triển Chương trình OCOP. Từ chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, xúc tiến thương mại đều được cải thiện, nhờ đó nông sản của tỉnh ngày càng nâng cao chất lượng, được nhiều khách hàng tại các tỉnh, thành trong cả nước biết đến.
Tính đến nay, nhiều sản phẩm của tỉnh Cao Bằng được nâng cao giá trị từ Chương trình OCOP. Hiện toàn tỉnh Cao Bằng có gần 200 sản phẩm có lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm, gồm: thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; đồ lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
Qua đánh giá phân hạng, năm 2020 Cao Bằng có 24 sản phẩm của 21 chủ thể sản xuất đạt tiêu chuẩn sản phẩm 3 sao cấp tỉnh. Năm 2021, toàn tỉnh có 1 sản phẩm OCOP 3 sao đăng ký nâng hạng lên 4 sao; 30 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm 3 sao cấp tỉnh.
Có thể kể đến một số sản vật của Cao Bằng được công nhận là sản phẩm OCOP như: gạo nếp nương Bảo Lạc, chè Hồng Trà A1 và Lục Trà A1 của công ty TNHH Kolia, miến dong Tân Việt Á… đã có được chỗ đứng trên thị trường trong nước và cả xuất khẩu. Trong đó, gạo nếp nương Bảo Lạc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể vào năm 2020.
Miến dong Tân Việt Á là một sản vật nổi tiếng của Cao Bằng
Trước sự hiệu quả của việc phát triển Chương trình OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã tham mưu UBND tỉnh trình Tỉnh ủy ban hành chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện Chương trình OCOP; tập trung quán triệt, tuyên truyền thay đổi nhận thức của chủ thể sản xuất và người dân trong sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, thay đổi quy mô và tập quán canh tác, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Đồng thời Cao Bằng cũng đưa ra chỉ tiêu đến năm 2025, tỉnh có trên 150 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm chủ lực đạt 4 - 5 sao, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP Cao Bằng thành thương hiệu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và từng bước hướng tới xuất khẩu…
Hà Dũng (t/h)
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
(Thọ Xuân – Thanh Hóa) Hiện huyện Thọ Xuân phát triển mạnh diện tích cây ăn quả và phần lớn…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực phát…
Sau 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD, trong…
Năm 2022, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD. Để khai thác hết tiềm năng của dừa,…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, dự kiến mỗi tháng Công…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…