Là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, ông Trần Mạnh Chiến - CEO Bác Tôm am hiểu rất rõ, tường tận về thị trường nông sản hữu cơ nói riêng và nông sản sạch, an toàn nói chung.
Nông sản hữu cơ đã có chỗ đứng trên thị trường
Trao đổi với Tạp chí điện tử Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, ông Chiến chia sẻ, hiện tại nông sản hữu cơ Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông sản hữu cơ còn chậm. Sản phẩm nông sản hữu cơ chưa được đang dạng, phong phú; mới chỉ tập trung vào sản phẩm trồng trọt, còn sản phẩm chăn nuôi, thủy sản rất ít.
Ông chủ chuỗi 18 cửa hàng mang thương hiệu Bác Tôm
“Cách đây 10 năm, nhận thức của người tiêu dùng về nông sản hữu cơ còn rất hạn chế. Qua thời gian, bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, đến nay người tiêu dùng đã và đang chuyển hướng sang sử dụng thực phẩm hữu cơ để đảm bảo sức khỏe. Đây là điều đáng mừng…”, ông Chiến thổ lộ.
Người sáng lập chuỗi cửa hàng Bác Tôm cho biết, để nông sản hữu cơ sống khỏe trên thị trường và có sức cạnh tranh với các mặt hàng khác, nhà nước cần có hệ thống chứng nhận rõ ràng. Mặc dù, nhà nước đã ban hành các quy định, nghị định về phát triển nông nghiệp hữu cơ, song cơ quan có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở nước ta còn ít, vai trò yếu, nên người tiêu dùng chưa tin tưởng nhiều (chất lượng sản phẩm).
Hai là, nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển nông nghiệp hữu cơ; trong đó, hỗ trợ các các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hữu cơ. “Về phía cơ sở sản xuất, do thời gian canh tác nông nghiệp hữu cơ lâu hơn so với canh tác truyền thống nên thu nhập giai đoạn đầu sẽ giảm và gặp nhiều khó khăn; về phía doanh nghiệp khi tiếp cận mảng thị trường hữu cơ cần nhiều chi phí để xây dựng, ổn định thị trường và vốn đầu tư cao hơn”, ông Chiến lý giải.
Ba là, hỗ trợ cho các đơn vị nghiên cứu phát triển đầu vào hữu cơ (như phân bón, thuốc BVTV), bởi đây là 1 trong những điểm yếu trong chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nếu đầu vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ hạn chế, sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản hữu cơ.
Khi được hỏi về thị trường nông sản hữu cơ Việt Nam đang tập trung, phân bố nhiều ở vùng miền nào trên mảnh đất hình chữ S, CEO Trần Mạnh Chiến cho biết: Mặc dù thành phố Hà Nội phát triển nông nghiệp hữu cơ từ rất sớm (năm 2010), nhưng thị trường chỉ chiếm 30%; còn thành phố Hồ Chí Minh chiếm 40%, 30% còn lại phân bổ rải rác ở các địa phương khác.
Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm chất lượng hơn giá cả
Với điều kiện, khí hậu của Việt Nam, rất thuận lợi cho sản xuất rau, củ, quả hữu cơ; hơn nữa lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp dồi dào, chiếm 60%. Do đó, nước ta có thế mạnh trong việc phát triển, mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Đội ngũ nhân viên bán hàng của Bác Tôm
Đến nay, có 46/63 tỉnh đã thực hiện và có phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ. Cả nước có trên 17.350 tổ chức, cá nhân; 97 doanh nghiệp tham gia thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, có 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước ta không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã xuất khẩu đi 180 nước, thị trường trên thế giới. Thị trường “xuất ngoại” tập trung vào các nước như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia...
CEO Trần Mạnh Chiến cho hay, việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hữu cơ ra thị trường nước ngoài là lẽ tự nhiên. Bởi, thị trường nước ngoài đã sẵn có, minh bạch; chứng nhận được tin cậy và người tiêu dùng mua nông sản dựa trên chứng nhận.
Trong khi đó, ở Việt Nam thị trường còn yếu; công tác truyền thông về nông sản hữu cơ chưa được đẩy mạnh; việc quản lý chất lượng còn lỏng lẻo…
Theo ông Chiến, hiện nay khi nói đến nông sản hữu cơ, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến chất lượng là chủ yếu, sau mới đến giá cả; nhưng trên thực tế khi mua hàng, người tiêu dùng lại bị phụ thuộc vào nhiều giá cả, lý do trên các kệ bày bán nông sản, giá cả đã hiển thị rõ trước mắt họ.
Chia sẻ về lợi ích việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người dân, ông Chiến nhấn mạnh: Về phía doanh nghiệp, luôn có sẵn sản phẩm để đáp ứng người tiêu dùng nên sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến mua. Về phía người dân, nông sản ổn định đầu ra, giá thành sản phẩm cao hơn so với thị trường bên ngoài và độ an toàn về thanh toán cao.
Bác Tôm bắt đầu hoạt động từ năm 2010. Hiện tại, Bác Tôm đang có 18 cửa hàng bày bán nông sản sạch, hữu cơ, đều nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trung bình, mỗi tháng chuỗi cửa hàng Bác Tôm cung ứng ra thị trường khoảng 15 tấn rau, củ, quả hữu cơ. |
Mai Chiến
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Trong tương lai, KienlongBank sẽ phát huy vai trò chủ động của ngành Ngân hàng với trách nhiệm dành cho…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…