Giờ đây, nhờ vào các sàn thương mại điện tử, người dân đã có thể dễ dàng giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua các video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
Song song với đó, các hộ nông dân có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng trong quá trình livestream, để trả lời các câu hỏi, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ, và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Đồng thời, việc bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử giúp các hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, mở ra cơ hội mới để tiếp cận thị trường quốc tế và tăng doanh thu.
Đây là cách mà nhiều tỉnh, thành đã và đang thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Theo kết quả tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, hiện tại đã có tổng cộng 7.637 sản phẩm OCOP được lên sàn, số giao dịch qua các sàn thương mại điện tử đạt gần 1 triệu giao dịch, với tổng giá trị đạt 217,1 tỷ đồng. Giá trị 1 giao dịch/sản phẩm khoảng 220.000 đồng/giao dịch/sản phẩm.
Điển hình như chương trình bán hàng tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên thực hiện theo hình thức Livestream “Phiên chợ sản phẩm na Võ Nhai và nông sản Thái Nguyên" vào tháng 8 vừa qua.
Livestream “Phiên chợ sản phẩm na Võ Nhai và nông sản Thái Nguyên".
Tại phiên chợ có 5 điểm livestream tại vườn na; gồm các gian hàng trưng bày, bán sản phẩm na và các sản phẩm OCOP, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của 15 hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tại đây, các chủ thể tham gia phiên chợ được các Tiktoker, Streamer hỗ trợ bán hàng trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội…
Theo thống kê của Ban tổ chức, sau 4 giờ livestream các chủ thể na đã bán 1.650 đơn trong đó bán trực tuyến 6,3 tấn na và bán trực tiếp 2,5 tấn cho khách tham quan; ngoài ra đã bán 500 đơn cho các sản phẩm khác như: trà, miến, bánh chưng, măng, kẹo lạc...
Sau 4 giờ livestream các chủ thể na đã bán 1.650 đơn trong đó bán trực tuyến 6,3 tấn na và bán trực tiếp 2,5 tấn cho khách tham quan.
Cùng với đó Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với TikTok Việt Nam tổ chức Phiên chợ OCOP 4.0, đưa nông đặc sản, sản phẩm của tỉnh Lạng Sơn lên sàn thương mại điện tử. Đây là sự kiện nằm trong Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023 vào ngày 26 tháng 8.
Chỉ riêng trong buổi sáng ngày 26/8, đã có tổng cộng 32 phiên livestream chợ phiên OCOP, thu hút 552.000 lượt xem, đem về doanh thu 340 triệu đồng.
Phiên chợ OCOP 4.0, đưa nông đặc sản, sản phẩm của tỉnh Lạng Sơn lên sàn thương mại điện tử.
Riêng tại phiên chợ OCOP 4.0, đã có 12 phiên livestream được thực hiện. Qua các phiên chợ này, thương hiệu na Lạng Sơn và các sản phẩm đặc trưng của địa phương đã được lan toả đến với đông đảo công chúng.
Ngoài na Lạng Sơn, các sản phẩm được quảng bá trong buổi livestream đến từ 9 chủ thể của 3 tỉnh: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hải Dương với gần 15 sản phẩm nông đặc sản các loại.
Đồng hành với các chủ thể khi livestream là rất nhiều nhà sáng tạo nội dung nổi bật trên nền tảng TikTok như: Thơ Nông Sản, Thảo Nguyên Farmer, Nông sản Dược liệu vùng cao, Kiều Chinh Trà, Nông sản Tây Bắc, Bình Sâm, Ăn Sập Thái Nguyên...
Trong quá trình đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử, nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn, nhất là trong việc triển khai đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho người dân.
Bởi đa số các đối tượng đào tạo là nông dân, trình độ công nghệ thông tin hạn chế, do vậy bà con còn gặp nhiều khó khăn trong thao tác, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế.
Do đó, cần có những giải pháp nhằm hỗ trợ người dân trong việc đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng nông sản. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm được đưa ra thị trường thương mại điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
Cần có những chính sách giúp đỡ bà con nông dân trong tiếp cận chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản.
Tiếp đó, cần xây dựng một hệ thống vận hành hiệu quả để đảm bảo sản phẩm nông sản được chuyển giao nhanh chóng và an toàn từ nơi sản xuất đến điểm bán hàng trực tuyến. Cùng với đó đòi hỏi sự đầu tư vào các hệ thống quản lý vận hành thông minh nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành.
Ngoài ra, cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho người dân về việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để quảng bá và tiếp thị sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Bao gồm việc cung cấp các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến trên mạng xã hội, cũng như việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ trực tuyến để giải quyết các câu hỏi và vấn đề kỹ thuật.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Lúa mô hình phát triển khỏe, cải thiện về năng suất và giảm chi phí sản xuất, giúp nông dân…
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn…
Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu cả trước mắt…
Nhiều hộ trồng chuối ở tỉnh Lào Cai đã chuyển diện tích trồng chuối trước đây sang trồng chè, quế……
Ngày 26/8, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục…
Tỉnh Đoàn Đồng Nai cùng đơn vị đối tác đã hỗ trợ thành lập Hợp tác xã nông nghiệp số…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (NN&PTNT) phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện…
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và…
Nhận thấy ở những vùng quê, việc chuyển đổi số đang rất chậm trong khi tốc độ phát triển của…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Thấy ở quê có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang để cỏ mọc…
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…