Nhờ sản xuất hữu cơ mà con tôm, con cá đã quay trở lại, đồng thời góp phần nâng cao giá trị bền vững và nâng tầm thương hiệu gạo Phù Yên (tỉnh Sơn La).
Cánh đồng lúa Mường Tấc
Ở “vựa” lúa Phù Yên
Trước những thách thức lớn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trình trạng ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngô độc thuốc bảo vệ thực vật ở người và gia súc… đang là vấn đề nóng được xã hội quan tâm.
Không những vậy, việc bùng phát sâu bệnh hại do phá hủy hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, phân bón vô cơ... trong sản xuất nông nghiệp cũng đang gây ra tác động tiêu cực với người tiêu dùng hiện nay.
Đây được coi là những vẫn đề bức thiết, khiến chúng ta phải suy ngẫm. Vậy giải quyết những vấn đề trên như thế nào đây?
Nông dân huyện Phù Yên thu hoạch lúa.
Câu chuyện về sự đổi thay ở “vựa” lúa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã gợi mở cho địa phương này một hướng đi mới. Phù Yên ngày nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị cao.
Cánh đồng Mường Tấc ở huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) với diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ trên 4.650 ha/năm. Đây được coi là cánh đồng sản xuất lúa nước lớn nhất tỉnh Sơn La và đứng thứ tư vùng Tây Bắc. Mường Tấc được ví như “cánh đồng 5 tấn” của Thái Bình một thời và là vựa lúa chính của tỉnh Sơn La hiện nay.
Trong đó, xã Quang Huy và Huy Tân của huyện Phù Yên có diện tích cấy lúa nước tương đối lớn, liền vùng, liền khoảnh, hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới tiêu, người nông dân giàu kinh nghiệm trong canh tác lúa nước.
Với điều kiện thuận lợi, chưa bị tác động quá lớn của môi trường, huyện Phù Yên đã lựa chọn khu vực này để triển khai “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm” trong thời gian 2 năm 2019-2020.
Bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết, “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm” được triển khia thực hiện trong giai đoạn từ năm 2019-2020 tại hai xã Quang Huy và Huy Tân với quy mô 210 ha.
Trong năm 2019, Dự án thực hiện 130 ha (xã Quang Huy 105 ha và xã Huy Tân 25 ha) và số hộ tham gia là 1.092 hộ. Đến năm 2020, Dự án thực hiện 80 ha tại xã Quang Huy với 245 hộ tham gia.
Bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên.
“Các hộ tham gia Dự án được đầu tư giống, phân bón hữu cơ. Ngoài ra, người sản xuất được tập huấn kỹ thuật trước khi giao giống, phân bón và được tư vấn kỹ thuật trực tiếp từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch”, bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho hay.
Cũng theo bà Đinh Thị Thu Hà, để xây dựng thành công dự án, hình thành nên vùng sản xuất lúa gạo hữu cơ ổn định, an toàn, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm theo quy trình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, Dự án đưa vào cấy các dòng lúa thuần chất lượng cao có đặc tính chống sâu bệnh và đã được công nhận chính thức như Đài Thơm 8, BC15...
Ngoài ra, toàn bộ Dự án sử dụng dòng phân bón hữu cơ vi sinh của Tập đoàn Quế Lâm đã được kiểm nghiệm và được định lượng chi tiết cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lúa. Về thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng các dòng thuốc sinh học, thảo mộc để phòng trừ sâu, bệnh hại lúa.
“Ngoài sản xuất lúa hữu cơ để đảm bảo an ninh lương thực, thì còn tăng thu nhập cho người dân. Khi chuyển sang sản xuất lúa chất lượng cao đã góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, chúng tôi thực hiện liên kết với công ty, doanh nghiệp, HTX, người dân để tạo ra chuỗi liên kết giá trị, góp phần bảo vệ môi trường”, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên Đinh Thị Thu Hà nói thêm.
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (ngoài cùng bên phải) trong lần đến thăm vựa lúa Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Cũng theo Phó Chủ tịch huyện Phù Yên Đinh Thị Thu Hà, để phát huy tối đa nguồn lực sản xuất lúa gạo hữu cơ, tháng 5/2020, huyện Phù Yên đã mời Viện Công nghệ Xanh vào Hội đồng khoa học và Công ty CP Chế biến nông sản Bảo Minh đến thực tế tại xã Quang Huy đã lấy mẫu đất, nước để nghiên cứu, đánh giá cụ thể nhằm mở rộng sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn hữu cơ và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Ngoài ra, HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy (có trụ sở tại bản Bó Hốc, xã Quang Huy) là đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm lúa gạo cho người sản xuất.
“Việc làm này với mục tiêu xây dựng vừng sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ quy mô lớn, xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao để cung cấp cho thị trường. Từng bước thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp xanh theo hướng hàng hóa đảm bảo giá trị bền vững”, bà Đinh Thị Thu Hà chia sẻ.
Con tôm, con cá đã trở lại…
Ông Cầm Ngọc Nhiến, ở Bản Chiềng Thượng (xã Quang Huy) cho biết, gia đình ông tham gia Dự án từ năm 2019 do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên triển khai thực hiện. Khi tham gia, gia đình ông được tập huấn, đào tạo canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ.
“Gạo sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ có vị đậm đà, ngon hơn nhiều so với canh tác thông thường trước đây. Với Dự án này, nhiều người dân đã thay đổi tư duy chuyển từ canh tác thông thường tham gia vào HTX sang sản xuất hữu cơ”, ông Cầm Ngọc Nhiến nói.
Thu hoạch lúa ở cánh đồng Mường Tấc.
Bà Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy cho biết: Các hộ được chọn tham gia thực hiện dự án phải đảm bảo diện tích tối thiểu 500 m2 trở lên, liền vùng, liền thửa; có khả năng lao động, đầu tư, đối ứng giống, vật tư, phân bón.
Khi tiến hành gieo trồng, chăm sóc phải theo đúng quy trình kỹ thuật được tập huấn dưới sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên. Trước khi vào vụ, Trung tâm mở 8 lớp/vụ cho 280 lượt bà con tham gia. Tại đây, cán bộ kỹ thuật tư vấn trực tiếp tại hiện trường theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc” cho các hộ tham gia Dự án kể từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch.
Bà Cầm Thị Ngân, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Quang Huy chia sẻ với PV.
“Trong sản xuất lúa hữu cơ, không sử dụng thuốc trừ cỏ nên việc làm kỹ đất trước khi gieo cấy là khâu rất quan trọng nhằm hạn chế cỏ dại. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật luôn bám sát đồng ruộng, theo dõi, phát hiện sâu, bệnh hại trên lúa và khuyến cáo bà con sử dụng các dòng thuốc sinh học, thảo mộc. Người của Dự án cũng trực tiếp giám sát, cung ứng đúng thuốc đúng bệnh theo nguyên tắc “4 đúng” trong bảo vệ thực vật.
Đặc biệt, sản xuất hữu cơ đã cải tạo được đất, đất có độ phì nhiêu, giúp ích cho cây lúa phát triển. Một điểm thấy rõ rệt nhất trên cánh đồng lúa hiện nay đã có con tôm, con cá…”, bà Ngân chia sẻ.
Hải Sơn
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Sáng 29-11-2023, tại xã An Qui, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú tổ chức hội…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đòi…
Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương xây dựng dự thảo…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…