15:04 08/04/22 Print

Đắk Nông giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp hiện đại, sạch, hữu cơ

Với những tiềm năng về đất đai, tự nhiên và khí hậu, Đắk Nông có đầy đủ các điều kiện để phát triển nông nghiệp lên một tầm cao mới, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, sạch, hữu cơ.

Cây cà phê là cây mũi nhọn của tỉnh Đắk Nông

Có diện tích đất nông nghiệp lên tới 592.997 ha, chiếm 91,01% tổng diện tích tự nhiên, khí hậu ôn hoà, mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp, tỉnh Đắk Nông có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tận dụng các lợi thế đó, những năm gần đây Đắk Nông đang vươn mình để trở thành một trong những tỉnh có nền nông nghiệp phát triển nhất cả nước.

“Mũi nhọn” cà phê, hồ tiêu 

Từ lâu, cà phê đã được xem là loại cây trồng chủ lực của Đắk Nông. Toàn tỉnh hiện có 131.000 ha cà phê, đứng thứ 3 cả nước (sau Đắk Lắk, Lâm Đồng). Cùng với diện tích lớn, tỉnh có nhiều vùng sản xuất cà phê tập trung, ứng dụng công nghệ cao. 

Nhiều diện tích cà phê của tỉnh đạt các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp tốt trong nước và quốc tế. Sản lượng cà phê của tỉnh đều tăng qua từng năm, bảo đảm nhu cầu nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Riêng năm 2021, sản lượng cà phê của Đắk Nông đạt khoảng 332.000 tấn. Năm 2021, năng suất cà phê ở nhiều vùng đạt khá, thậm chí có nhiều vùng năng suất mang lại vượt trội, ấn tượng. 

Sở dĩ các vườn cà phê đạt năng suất cao là nhờ các ngành chức năng, địa phương đã tăng tốc thực hiện đề án tái canh cà phê. Theo thống kê, thời gian qua, toàn tỉnh Đắk Nông tái canh trên 20.500ha cà phê (đạt 68,36%). Đối với những diện tích cà phê được tái canh thì năng suất đạt từ 3-4 tấn/ha, cao hơn khi chưa tái canh 1-2 tấn/ha. Nhiều diện tích cà phê được tái canh bằng các giống TR4, TR5, TR9, TS1, cà phê dây…, cho năng suất cao hơn rất nhiều so với cà phê giống thực sinh trước đây. 

Ngoài ra, người sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh ngày càng chú trọng sản xuất cà phê sạch, sinh học. Bà con từng bước chuyển dần sang hướng canh tác cà phê bền vững, gắn với bảo vệ sức khỏe, môi trường, sản phẩm an toàn. 

Đắk Nông đang xây dựng 6 vùng sản xuất cà phê trọng điểm gồm: Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Glong và Krông Nô. Riêng tại Đắk Mil, đã có 1 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận An, với diện tích 335 ha. 

Hồ tiêu cũng là cây trồng chủ lực của Đắk Nông. Việc phát triển hồ tiêu những năm qua được người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đẩy mạnh theo hướng hữu cơ. 

Toàn tỉnh hiện có 32.000 ha hồ tiêu, sản lượng đạt khoảng 63.000 tấn. Nhiều diện tích hồ tiêu của tỉnh đã đạt các chứng nhận như VietGAP, USDA Oganic, 4C… 

Tỉnh đã có 2 vùng canh tác hồ tiêu tập trung ở các xã Thuận Hà, Thuận Hạnh (Đắk Song) được công nhận là vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, với quy mô 1.500 ha. Tại 2 vùng sản xuất hồ tiêu này, người dân đã áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ và Rainforest. 

Sản phẩm hồ tiêu ở đây đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Hồ tiêu Đắk Song”. Một phần sản lượng hồ tiêu của vùng sản xuất này được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ… 

Phong phú, đa dạng cây ăn quả, ngắn ngày 

Đắk Nông hiện có khoảng 16.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó hai loại cây có diện tích lớn là bơ (4.300 ha, sản lượng 18.900 tấn/năm) và sầu riêng (3.600 ha, sản lượng 22.200 tấn/năm).

Đắk Nông có sản lượng bơ rất lớn

Tỉnh đã và đang hình thành được các vùng cây ăn quả tập trung như sầu riêng ở Đắk Mil, Gia Nghĩa; xoài, bơ ở Đắk Mil, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk Song, Krông Nô, Gia Nghĩa; chanh dây ở Đắk R’lấp, Đắk Glong và Gia Nghĩa… 

Tỉnh xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung tại huyện Tuy Đức. Hiện diện tích mắc ca đã đạt gần 800 ha. Đến nay, khoảng 3/4 diện tích mắc ca đã cho thu hoạch. Tỉnh đang xúc tiến các kế hoạch để xây dựng Tuy Đức trở thành “thủ phủ” mắc ca của Tây Nguyên. 

Ngoài vùng nguyên liệu cây dài ngày, Đắk Nông còn có các vùng sản xuất các loại cây ngắn ngày được thị trường ưa chuộng. Hằng năm, tỉnh có khoảng 60.000 ha sản xuất các loại cây lương thực, thực phẩm. 

Đắk Nông có vùng trọng điểm sản xuất lúa ở Krông Nô, với diện tích hàng ngàn ha mỗi năm. Vùng sản xuất lúa này được ứng dụng các giống lúa mới vào sản xuất, đạt hiệu quả cao. Trong đó, phải kể đến các giống lúa như RVT, ST24, ST25… cho năng suất bình quân hơn 8 tấn/ha/vụ. 

Mỗi năm, người dân Đắk Nông sản xuất trên 5.500 ha rau xanh các loại như: rau cải, bắp sú, su su, cà rốt, cà chua, khoai tây, bí xanh, bí đỏ…, sản lượng đạt khoảng 66.900 tấn. 

Tỉnh hiện có trên 7.500 ha khoai lang Nhật Bản, sản lượng gần 88.000 tấn. Khoai lang được sản xuất tập trung ở Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô… 

Nhiều diện tích ứng dụng công nghệ cao 

Theo Sở NN&PTNT Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có 73.000 ha cây trồng ứng dụng công nghệ cao, tổng sản lượng ước đạt trên 300.000 tấn. Trong đó, có 140 tổ chức, cá nhân được chứng nhận sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt, với 21.000 ha, sản lượng ước đạt trên 88.200 tấn. 

Cụ thể, Đắk Nông có trên 1.300 ha sản xuất đạt VietGAP của 62 cơ sở, sản lượng ước đạt 1.300 tấn/năm. Tỉnh có gần 400 ha sản xuất của 12 cơ sở đạt chứng nhận hữu cơ; trên 19.700 ha đạt các chứng nhận tiêu chuẩn khác như 4C, UTZ, Rainforest Alliance. 

Đáng chú ý, tỉnh đã có vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại xã Thuận An (Đắk Mil), với diện tích  335 ha. Vùng sản xuất lúa tại xã Buôn Choáh (Krông Nô), với diện tích gần 1.000 ha, cũng đã được tỉnh công nhận là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Ngành chăn nuôi có quy mô lớn 

Những năm gần đây, chăn nuôi của Đắk Nông phát triển mạnh. Theo thống kê của Sở NN&PTNT đến tháng 6/2021, tổng đàn gia súc của tỉnh đạt khoảng 346.000 con, tăng khoảng  25.000 con so với cuối năm 2020. 

Trong đó, lớn nhất là đàn heo 276.000 con; đàn dê: 34.000 con; đàn bò: 31.500 con và đàn trâu 5.200 con. Tỉnh có đàn gia cầm khoảng 2,6 triệu con. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình chăn nuôi động vật đặc sản như heo rừng, nai, nhím, gà đông tảo… 

Toàn tỉnh hiện có khoảng 300 trang trại chăn nuôi, trong đó khoảng 170 trang trại quy mô lớn. Về cơ cấu, có 76 trang trại nuôi heo, 73 trang trại nuôi bò và 21 trang trại gia cầm. Tổng đàn của chăn nuôi trang trại hiện chiếm khoảng 77% so với tổng đàn vật nuôi của tỉnh. 

Đắk Nông đang có nhiều dự án phát triển chăn nuôi với quy mô lớn

Song song với sự gia tăng về số lượng, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nhằm bảo đảm chăn nuôi bền vững đã được tỉnh đặc biệt quan tâm. Các vấn đề về tuân thủ đúng quy hoạch, chiến lược chăn nuôi theo vùng tập trung, bảo vệ môi trường… luôn được tỉnh đặt lên hàng đầu. 

Tỉnh đã hình thành được một số vùng chăn nuôi tập trung, quy mô hàng hóa. Đó là vùng chăn nuôi heo ở Cư Jút, Đắk Song, Đắk R’lấp; chăn nuôi bò ở huyện Krông Nô; chăn nuôi gia cầm ở huyện Đắk R’lấp…

Ngành chăn nuôi đã được tỉnh quy hoạch, có chiến lược một cách bài bản. Cụ thể, tỉnh quy hoạch các vùng nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò sữa ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Phú (Krông Nô), với diện tích 1.226 ha, số lượng đàn đạt 22.000 con. 

Vùng chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch tại các xã Quảng Khê, Đắk Ha và Đắk Som (Đắk Glong), tổng diện tích 150 ha (khoảng 25 – 30 cơ sở, mỗi cơ sở khoảng 3.000 con/lứa). 

Tỉnh quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chí ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Tín (Đắk R’lấp), với diện tích 60 ha (khoảng 20 cơ sở, 100.000 con/lứa/cơ sở). 

Tỉnh dự kiến quy hoạch 9 vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đến năm 2035 gồm: 5 vùng nuôi bò thịt, bò sinh sản, với diện tích 2.226 ha; 3 vùng nuôi heo, diện tích 230 ha và 1 vùng nuôi gia cầm, diện tích 60 ha. 

Cơ hội cho chế biến sâu 

Nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, tuy nhiên Đắk Nông hiện vẫn chưa có nhiều nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc “dư địa” đầu tư vào chế biến nông sản ở Đắk Nông vẫn còn rất lớn. 

Đắk Nông hiện chỉ có 67 doanh nghiệp chế biến nông sản, nhưng ở quy mô nhỏ, vừa. Trong đó, huyện Đắk R’lấp và Cư Jút mỗi huyện 14 doanh nghiệp; Gia Nghĩa 12 doanh nghiệp; Đắk Mil 11 doanh nghiệp; Đắk Song và Tuy Đức mỗi huyện 6 doanh nghiệp; Đắk Glong 4 doanh nghiệp. 

Các doanh nghiệp chủ yếu chế biến các loại nông sản như: cà phê nhân, hồ tiêu, hạt điều, đậu phụng, chanh dây, mía đường, mắc ca, hạt óc chó, hạnh nhân, sachi, ca cao, rau quả, sầu riêng, khoai lang… 

Thế nhưng, sản lượng chế biến của các doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng sản lượng nông sản hàng năm của tỉnh. Đắk Nông đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm kêu gọi, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản. 

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh luôn có quỹ đất dồi dào, thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất. Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh ngoài số lượng, chất lượng tay nghề cũng đang từng bước được nâng lên, có thể đáp ứng cho nhiều lĩnh vực sản xuất… 

Năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn giữ mức ổn định, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá. Theo thống kê, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đắk Nông xếp thứ 2 trong khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 7 của cả nước. 

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2021 ước đạt trên 20.726 tỷ đồng, tăng 8,63% so với năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7.917,97 tỷ đồng, tăng 4,45%; công nghiệp và xây dựng đạt gần 4.100 tỷ đồng, tăng 35,91%; dịch vụ đạt 7.777,65 tỷ đồng, tăng 1,93%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 52,1 triệu đồng/người.

Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi được duy trì ổn định, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 7 nghìn tấn, tăng 7,44% so với năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính năm 2021 tăng 13,37% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 ước đạt gần 16.158 tỷ đồng, tăng 58,05% so với cùng kỳ năm trước…

 

Hà Dũng

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Đắk Nông giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp hiện đại, sạch, hữu cơ

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…

Nâng cao giá trị kinh tế từ vùng cam hữu cơ Hàm Yên

Nâng cao giá trị kinh tế từ vùng cam hữu cơ Hàm Yên

Là vùng cam sành đầu tiên trong cả nước sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học, thời gian qua,…

Vĩnh Phúc: Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn hữu cơ

Vĩnh Phúc: Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn hữu cơ

Những năm gần đây, cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc…

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Định danh “hạt ngọc” xanh trên toàn cầu

Hạt gạo Việt Nam liên tiếp đem lại tin vui cho nền kinh tế: không chỉ ngon nhất thế giới…

Thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật hữu cơ tại tỉnh Tuyên Quang

Thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật hữu cơ tại tỉnh Tuyên Quang

Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…

Hải Phòng quy hoạch 97 vùng sản xuất hữu cơ, diện tích gần 1.000ha

Hải Phòng quy hoạch 97 vùng sản xuất hữu cơ, diện tích gần 1.000ha

Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…

Nuôi gà bản địa hướng Hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, kinh tế khoẻ

Nuôi gà bản địa hướng Hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, kinh tế khoẻ

Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…

Tin mới cập nhật

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…

 Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin