Long An tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Long An cho biết, mục tiêu của ngành nông nghiệp tỉnh là sớm quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ cao.
"Đặc biệt, trong năm 2022, tỉnh phấn đấu xây dựng vùng ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, với diện tích 1.400ha; xây dựng 26 mô hình điểm, với diện tích 1.300ha; tiếp tục duy trì mô hình đã triển khai, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 với 115 mô hình", ông Truyền thông tin thêm.
Theo đó, trên cây rau xây dựng 2 mô hình điểm, xây dựng 12 mô hình ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình giai đoạn 2016-2020. Cây thanh long xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu, xây dựng 12 mô hình điểm, tiếp tục nhân rộng diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao và duy trì 7 mô hình.
Ngoài ra, cây chanh xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bến Lức; xây dựng 15 mô hình điểm, nhân rộng 22 mô hình chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xây dựng 3 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đức Huệ, Thủ Thừa và Tân Trụ…
Đồng thời, nhân rộng 2 mô hình hỗ trợ người chăn nuôi ứng dụng công nghệ giống bò thịt chất lượng cao; hỗ trợ 6.777 con bò cái được gieo tinh nhân tạo, với các giống bò chất lượng. Con tôm hỗ trợ 29 mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức 1 chuyến tham quan các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao hiệu quả...
Chuyển đổi trồng các loại rau màu sử dụng tiết kiệm nước ở Long An. (Ảnh: Báo Long An)
Riêng huyện Bến Lức, vùng chuyên canh cây chanh với diện tích gần 7.200 ha, cũng đang quyết định mở rộng diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao. Hiện, huyện Bến Lức có 1.525 ha chanh ứng dụng công nghệ cao sản xuất theo hướng GAP. Huyện đang thực hiện chương trình ƯDCNC đối với cây chanh không hạt giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn 3 xã, gồm: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức với diện tích 1.500ha, kinh phí xây dựng là 5.610 triệu đồng để hỗ trợ cho các nhiệm vụ, gồm: Tập huấn ngắn hạn; dạy nghề nông thôn; cây chanh giống; Hệ thống tưới; Mô hình phòng trừ tổng hợp…
Đến nay, huyện Bến Lức đã nhận định, việc triển khai chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên cây chanh đã làm thay đổi lớn tập quán làm nông nghiệp truyền thống của nông dân, như bà con nông dân tiếp cận sản xuất an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất tiêu chuẩn VietGAP… mà trước đó chưa được tiếp cận.
Tại huyện Cần Giuộc tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bền vững, an toàn thực phẩm; phát triển vùng trồng rau ứng dụng công nghệ caotheo quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Đến nay, toàn huyện có trên 1.700ha rau, trong đó có trên 1.130ha rau ứng dụng công nghệ cao.
Theo đó, HTX Rau an toàn Phước Hòa (huyện Cần Đước), trước đây bà con nông dân chủ yếu sản xuất rau theo phương pháp truyền thống, canh tác các giống rau màu có năng suất và chất lượng thấp. Nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, ngành, những năm gần đây, HTX đã mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm rau hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Long An sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đối với các diện tích rau hữu cơ, toàn bộ các giai đoạn từ gieo hạt đến thu hoạch đều được kiểm soát một cách chặt chẽ và khép kín nhằm bảo đảm giá trị dinh dưỡng và năng suất tối ưu. Với phương châm sản xuất rau hữu cơ an toàn, HTX không sử dụng các loại phân bón, thuốc hóa học mà sử dụng phân vi sinh, thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại có nguồn gốc hữu cơ, an toàn cho cây trồng và người sử dụng.
Ngoài khuyến khích xây dựng các mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao toàn phần, khép kín, huyện còn vận động nông dân, HTX áp dụng công nghệ từng phần như tưới tiết kiệm, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu, bệnh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giúp người dân tiếp cận và hiểu được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau. Qua đó, giúp phát triển diện tích sản xuất rau công nghệ cao và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tính đến hết năm 2021, Long An là địa phương đứng thứ 4 khu vực đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng lúa, với gần 3 triệu tấn/năm; trong đó, sản lượng lúa chất lượng cao chiếm trên 55,76%, tăng 180.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh đã phát triển được 502 cánh đồng lớn, với 12.840 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 46.000 ha/233.000 ha đất trồng lúa, tăng 32.100 ha so với năm trước. |
Sông Thao (T/h)
Lào Cai có hơn 4.200 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế gồm: 3.503 ha quế…
Mặc dù Đảng, Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã có chính sách, chiến lược coi chuyển đổi số là một mục…
Với chính khả năng và tư liệu sẵn có gắn liền với đời sống hằng ngày của người dân. Qua…
Ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ công đoạn sản xuất đến…
Để sản phẩm OCOP ngày càng vươn xa hơn tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp giới thiệu, quảng…
Cùng với nhiều giải pháp, ngành nông nghiệp Bắc Giang hướng tới đơn giản hóa công nghệ trong nông nghiệp…
Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ vừa chủ trì phối hợp Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cùng…
Hết năm 2021, cả nước có 4.667 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trong đó có nhiều…
Từ đầu năm 2022 đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận đã thực hiện…
Đối với nghề cá và hoạt động chế biến, xuất khẩu hải sản Việt Nam, thẻ vàng đã tạo nên…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Bắc Kạn - Mô hình xây dựng, cải tạo hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi, sử dụng ủ phân…
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…