Tổng cục Thống kê vừa công bố “Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ 2020”. Đây là cuộc điều tra quy mô lớn, triển khai trên phạm vi toàn quốc, thu thập thông tin của 8.297 xã, 20.611 trang trại và 1,6 triệu hộ mẫu (10% hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản).
Chương trình Điều tra thống kê quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tiến hành theo chu kỳ 10 năm một lần. Giữa hai lần Tổng điều tra có cuộc điều tra giữa kỳ thu thập, tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu về nông thôn, nông nghiệp.
Cuộc điều tra giữa kỳ lần này được tiến hành vào thời điểm 1/7/2020 theo Quyết định số 1695/QĐ-TCTK ngày 31/12/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (sau đây gọi là Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020).
Khu vực nông thôn có nguồn lao động dồi dào
Hơn 60 triệu dân sinh sống ở nông thôn
Theo tổng cục Thống kê, trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta, nông thôn luôn giữ vị trí hết sức trọng yếu. Xét về phạm vi, nông thôn có địa bàn rộng lớn.
Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 cho thấy, khu vực nông thôn bao gồm 8.978 xã, chiếm 80,43% tổng số đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn của cả nước.
Tại thời điểm Tổng điều tra 1/7/2016, tỷ lệ số xã chiếm trong tổng số xã, phường, thị trấn của các vùng đều rất cao: Đồng bằng sông Hồng 77,34%; Trung du và miền núi phía Bắc 88,97%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 83,54%; Tây Nguyên 82,64%; Đông Nam Bộ 53,32%; Đồng bằng sông Cửu Long 76,62%.
Mặc dù trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều xã chuyển thành phường, thị trấn, địa bàn nông thôn thu hẹp dần; nhưng khu vực nông thôn tại thời điểm 31/12/2017 vẫn bao gồm 8.973 xã, chiếm 80,39% tổng số đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn của cả nước; thời điểm 31/12/2018 gồm 8.959 xã, chiếm 80,26%; thời điểm 31/12/2019 gồm 8.801 xã, chiếm 79,61%.
Địa bàn nông thôn là nơi có đông cư dân sinh sống. Dân số trung bình của khu vực nông thôn năm 2016 là 61,85 triệu người, chiếm 66,33% dân số trung bình cả nước. Năm 2017 gần 62,36 triệu người, chiếm 66,14%. Năm 2018 gần 62,75 triệu người, chiếm 65,78%. Năm 2019 gần 62,68 triệu người, chiếm 64,95%.
Xét về mặt thị trường, các nhà kinh tế cho rằng, với quy mô dân số trên 60 triệu người, thu nhập và đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, sức mua ngày càng lớn nên khu vực nông thôn nước ta còn là thị trường tiêu dùng lý tưởng.
Nhiều tiềm năng về nguồn lao động, tài nguyên đất
Khu vực nông thôn có nguồn lao động trẻ, khỏe và dồi dào. Năm 2016 là 37,36 triệu người, chiếm 68,6% lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Năm 2017 là 34,40 triệu người, chiếm 68,2%. Năm 2018 là 37,52 triệu người, chiếm 67,7%. Năm 2019 trên 37,67 triệu người, chiếm 67,6%.
Người dân sinh sống ở khu vực nông thôn làm giàu từ mô hình trồng cây có múi
Khu vực nông thôn nước ta có tiềm năng lớn về tài nguyên đất đai. Thống kê hiện trạng sử dụng đất hằng năm chia tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính thành ba nhóm: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Tại thời điểm 31/12/2019, đất nông nghiệp có 27.986,4 nghìn ha, chiếm 84,47%; đất phi nông nghiệp 3.914,5 nghìn ha, chiếm 11,81%; đất chưa sử dụng 1.230,8 nghìn ha, chiếm 3,72%. Hầu hết quỹ đất nông nghiệp được phân bố trên địa bàn nông thôn.
Tiềm năng về lao động, đất đai, thị trường tiêu dùng và các lợi thế khác không chỉ khẳng định vị trí, vai trò của nông thôn mà còn là nguồn lực quan trọng cần phải khai thác, sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ: “Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn... Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng”.
Nghị quyết đã chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém nêu trên chính là: “Nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực liễn".
Nghị quyết xác định: “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng, hiển".
Gia tăng dân cư nông thôn
Theo kết quả Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020, khu vực nông thôn có 8.297 xã với 66.206 thôn, ấp, bản (sau đây gọi chung là thôn). Bao gồm: 1.903 xã miền núi với 17.756 thôn; 2.035 xã vùng cao với 17.840 thôn; 68 xã hải đảo với 316 thôn; 4.291 xã thuộc các vùng khác với 30.294 thôn.
Số xã, thôn và số hộ, nhân khẩu nông thôn qua 2 kỳ điều tra 2016 và 2020
So với 1/7/2016, giảm 681 xã và 13.692 thôn. Sự biến động số xã, thôn là kết quả thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn ban hành trong những năm 2016 - 2020.
Theo đó, giữa 2 kỳ điều tra, có 2 xã tăng do chia tách; 465 xã sáp nhập thành xã quy mô lớn hơn và 218 xã chuyển thành phường, thị trấn.
Số hộ và số nhân khẩu khu vực nông thôn có sự biến động khác biệt so với xu hướng thu hẹp về số xã, thôn. Tại thời điểm 1/7/2020, khu vực nông thôn cả nước có 16.878,15 nghìn hộ dân cư với 62.808,49 nghìn nhân khẩu.
Tính ra, trong 5 năm (2016 - 2020), khu vực nông thôn tăng 5,57% về số hộ và tăng 8,91% về số nhân khẩu. Xu hướng tăng nhanh số hộ và số nhân khẩu diễn ra ở tất cả các vùng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng tăng 7,84% về số hộ và tăng 9,97% về số nhân khẩu. Hai chỉ tiêu tương ứng của Trung du và miền núi phía Bắc là 4,01% và 8,43%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 2,46% và 7,90%; Tây Nguyên 11,02% và 10,84%; Đông Nam Bộ 6,95% và 8,92%; Đồng bằng sông Cửu Long 5,26% và 8,63%.
Tổng cục Thống kê cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng cư dân nông thôn. Đối với số hộ, có sự chia tách hộ; đồng thời quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nông thôn, nhất là địa bàn nông thôn có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ đã thu hút ngày càng nhiều lao động và theo đó là hộ dân cư từ khu vực thành thị trở về quê hương lập nghiệp hoặc đến định cư.
Đối với số nhân khẩu, ngoài những nguyên nhân chủ yếu nêu trên còn có sự gia tăng quy mô hộ gia đình, từ mức bình quân 3,6 người/hộ năm 2016 lên 3,7 người/hộ năm 2020.
Mai Chiến
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…
Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…
(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…
Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…
Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.
Với những việc nhỏ hàng ngày là phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…