“Cần khơi thông về tư duy đối với thị trường Trung Quốc, tránh tình trạng chập chờn, dễ dãi dẫn đến việc sản xuất thả nổi, mùa vụ…”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan
Định vị thị trường
Trong buổi làm việc với đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị của Bộ NN-PTNT cùng nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng về khả năng chuyển đổi xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch đối với thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, muốn làm được thì điều cần thiết hiện nay là sự sẵn sàng và sẵn lòng của tất cả các bên.
“Đây là vấn đề lâu dài, khó, tồn tại đã nhiều năm nhưng nếu chúng ta không bắt đầu, không có lộ trình thì sẽ mãi không đến đích. Do đó, cần xây dựng lộ trình, thang đo, định vị được thị trường Trung Quốc và đưa ra được trách nhiệm của các bên”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Hoan, cần khơi thông về tư duy đối với thị trường Trung Quốc, tránh tình trạng chập chờn, dễ dãi dẫn đến việc sản xuất thả nổi, mùa vụ…
Muốn hiểu rõ được thị trường, ngoài Bộ NN-PTNT, cần có sự phối hợp giữa Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao và trên hết là sự vào cuộc thực chất, hiệu quả từ các hiệp hội ngành hàng, tăng cường sự liên kết để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và xúc tiến thương mại.
“Chúng ta phải lựa chọn đúng, định vị đúng thì mới đưa ra được những giải pháp đúng”, Tư lệnh ngành nông nghiệp nói.
Các giải pháp mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa ra là tổ chức sản xuất, tổ chức thị trường và tổ chức các doanh nghiệp, hiệp hội làm sao để đưa ra các được các chính sách, quy hoạch phù hợp, thích ứng chủ động với sự thay đổi của thị trường Trung Quốc.
“Tư duy của Bộ NN-PTNT là tư duy mở nên sẽ có nhiều các diễn đàn để lắng nghe, gắn liền điều hành chiến lược với diễn biến của thị trường”, Bộ trưởng Hoan khẳng định và cho rằng doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý cần kết nối mạnh hơn để thông tin được thông suốt, hiệu quả.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp nhấn mạnh, thành công hay không, không chỉ là nỗ lực của các Bộ ngành liên quan mà còn phụ thuộc vào sự sẵn lòng tham gia và đồng thuận của doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng trong tổ chức lại sản xuất và cách tiếp cận mới đối với thị trường Trung Quốc.
Tại buổi làm việc với Bộ NN-PTNT, đa số ý kiến cho rằng cần có sự thay đổi trong tư duy và định vị lại thị trường Trung Quốc với các mặt hàng nông sản. Cụ thể, cần xem Trung Quốc là thị trường lớn, có những yêu cầu nghiêm ngặt với các sản phẩm và đẩy mạnh xuất nhập khẩu chính ngạch.
Ông Phạm Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao) cho biết, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thương mại chính ngạch gắn với các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc đã nâng từ cơ bản lên chất lượng và tiến tới an toàn, lành mạnh. Do đó, các tiêu chuẩn áp dụng lên sản phẩm cũng tăng theo, không chỉ với hàng nhập khẩu mà ngay cả các nông sản do Trung Quốc sản xuất. Điều này xuất phát từ nhu cầu nội tại của Trung Quốc chứ không phải nhằm vào thị trường cụ thể nào”, ông Bình cho biết thêm.
Mặc dù vậy, thực tế hiện nay cho thấy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đang đa phần là tiểu ngạch, các thương nhân phía bạn trực tiếp xuống vùng nguyên liệu để đàm phán và giao dịch. Đây là phương thức giao dịch đã tồn tại nhiều năm, gắn với lợi ích của nhiều bên.
Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho rằng việc chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vai trò của các địa phương trong sản xuất, kết nối cần được đẩy mạnh hơn
Đồng thuận với ý kiến này, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao nói chuyển đổi sang chính ngạch cần làm càng sớm càng tốt nhưng với phương thức tiểu ngạch đang tồn tại hiện nay cần có phương án duy trì hợp lý và giảm dần theo từng giai đoạn.
Là doanh nghiệp có quy mô trong xuất nhập khẩu nông sản, ông Khuê cho rằng vấn đề mấu chốt để chuyển đổi từ tiểu ngạch sang chính ngạch là phải đảm bảo được quy trình sản xuất và tiêu chuẩn của sản phẩm.
“Bộ NN-PTNT có thể phối hợp với Bộ Nội vụ để củng cố hoạt động của các hiệp hội, làm thế nào để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ các doanh nghiệp một cách thực chất hơn...”, ông Khuê thổ lộ.
Trong khi đó, ông Ngô Quốc Khang, Giám đốc Công ty TNHH Smart King, đơn vị có nhiều năm làm việc, kinh doanh với các đối tác Trung Quốc cho rằng cần có những phương án để định vị lại thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường này.
Ông Ngô Quốc Khang nói: “Chúng ta có thể nghiên cứu sản phẩm theo từng vùng khẩu vị của Trung Quốc, bám sát thời vụ các sản phẩm nước này có khả năng tự sản xuất để thay đổi cơ cấu. Ngoài ra, có thể tìm tòi các sản phẩm được Trung Quốc đánh giá cao mà chúng ta ít sử dụng, ví dụ như quả sung khô”.
Cũng theo ông Khang, để có thể hoạt động hiệu quả, có thể thành lập một hiệp hội lớn chung cho thị trường Trung Quốc, trong đó có đại diện của nhiều hiệp hội nhỏ để cùng nhau điều phối, định hướng sản xuất.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho biết, bên cạnh nỗ lực của các Bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp thì các địa phương cũng cần có sự chủ động.
Theo ông Hải, việc xác định chính ngạch hay không, không chỉ nằm ở phương thức giao hàng mà còn là phương thức sản xuất và phương thức bán hàng.
“Ở khâu bán hàng, có thể nhìn thấy bài học của các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Sơn La, đó là sự tham gia quyết liệt của lãnh đạo địa phương. Đây là điều mà các tỉnh Tây Nguyên và ĐBSCL có thể học tập”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đề xuất.
Ông ví dụ, các địa phương có thể tổ chức hội nghị kết nối, mời các doanh nghiệp tiêu thụ lớn, có cách làm bài bản với thị trường Trung Quốc nhưng chưa tiếp cận được. Bên cạnh đó, thông qua các Bộ để mời các đầu mối tiêu thụ lớn của Trung Quốc cùng tham gia, mở rộng thị trường sâu vào nội địa Trung Quốc.
Nếu địa phương chưa có kinh nghiệm thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các Bộ như Công thương hay Bộ NN-PTNT, mời các lãnh đạo Bộ chủ trì hội nghị để giải quyết các vấn đề trước mắt.
Về phía địa phương, đại diện Sở NN-PTNT Long An đồng thuận với ý kiến của ông Trần Thanh Hải và bày tỏ mong muốn Bộ NN-PTNT giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ lẻ, chưa có kinh nghiệm, khả năng để tổ chức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận đang gặp vấn đề trong sản xuất, kinh doanh thanh long thì mong muốn được hỗ trợ để tính toán lại diện tích sản xuất, cắt giảm các khu vực không đủ điều kiện hoặc sản xuất không hiệu quả.
An Lãng
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…