Nói đến vắc xin phòng Covid-19, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động của chúng khi được tiêm vào trong cơ thể con người sẽ có tác dụng như thế nào? Chuyên gia dịch tễ đưa ra một vài lưu ý cần biết trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19.
Vaccine AstraZeneca
Một chuyên gia dịch tễ Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế giải thích, theo Luật Dược 2016, vắc xin là thuốc chế phẩm có tính chứa “kháng nguyên” tạo cho cơ thể khả năng “đáp ứng miễn dịch” được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Trong đó, kháng nguyên thường được hiểu là tác nhân gây bệnh (toàn bộ cấu trúc của tác nhân gây bệnh, hoặc một thành phần đặc trưng để cơ thể nhận ra được tác nhân đó).
Dựa vào bộ gen của các loại coronavirus người ta thấy rằng, phần lớn của các bộ gen này khá giống nhau, chỉ có phần vỏ bọc glycoprotein với các gai (spike) gọi chung là protein S, mà virus dùng để bám và xâm nhập vào tế bào của người là khá chuyên biệt cho mỗi loại, gen tạo ra chúng là đặc hiệu. Vì vậy, các nhà khoa học dùng các gai của SARS-CoV-2 (gai S) làm kháng nguyên sản xuất kháng thể, và dùng kháng thể này cho người.
Đối với hệ miễn dịch của cơ thể có miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch tự nhiên) là có sẵn từ khi mới sinh ra không có khả năng ghi nhớ, miễn dịch thu được là miễn dịch được sinh ra khi tiếp xúc với kháng nguyên và có khả năng ghi nhớ. Đáp ứng miễn dịch được hiểu đơn giản là “phương án” mà hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đưa ra để ứng phó với một kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể, và thành phần chính là tế bào lympho T và lympho B.
Tại Việt Nam hiện nay đã có 6 loại vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng gồm: Vaccine AstraZeneca, Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vaccine Vero Cell của Sinopharm. Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna). COVID-19 Vaccine Janssen. Riêng đối với Vaccine Nano Covax do Việt Nam phát triển đang thử nghiệm lâm sàng, chưa được cấp phép.
Cho dù là vaccine nào, thuộc nhóm nào, bản chất cơ chế hoạt động của vaccin như sau: đáp ứng 2 điều kiện cơ bản: Đưa được kháng nguyên vào trong cơ thể người và tạo được miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên đó (an toàn và hiệu quả).
Để đưa kháng nguyên vào cơ thể người, 7 loại vaccin trên sử dụng 4 phương án khác nhau:
Phương án 1:
Đưa luôn virus SARS-CoV-2 vào cơ thể (để cơ thể gặp gỡ, nhận diện, đưa phương án xử trí), đương nhiên để virus SARS-CoV-2 đưa vào cơ thể này không gây bệnh, người ta đã phải bất hoạt (có thể hiểu là giết chết) nó trước, đây chính là cách của Vaccine Vero Cell của Sinopharm.
Cơ chế hoạt động: Sau khi đưa vaccin vào cơ thể -> tức là đưa xác virus SARS-CoV-2 vào cơ thể -> hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta nhận diện yếu tố lạ - virus SARS-CoV-2.
Mô hình biểu thị virus SARS-CoV-2
Phương án 2:
Đưa kháng nguyên chứa gai S (S protein) này vào cơ thể người để kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Đây chính là phương án của Vaccine Nano Covax.
Cơ chế hoạt động: Sau khi đưa vaccin vào cơ thể -> tức là đưa gai S của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể.
Phương án 3:
Đưa thông tin (mARN) mã hóa cho tổng hợp protein gai S của virus vào cơ thể kích thích cơ thể tổng hợp được nhiều gai protein S ngay trong chính cơ thể. Đây chính là phương án của Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech và Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna).
Cơ chế hoạt động: Sau khi đưa vaccin vào cơ thể -> tức là đưa phân tử ARN mã hóa cho gai S của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể -> phân tử mARN được đưa vào sẽ vào trong tế bào người -> dịch mã, sau khi dịch mã mới tạo ra gai S ngay trong chính cơ thể người.
Minh họa cơ chế hoạt của vaccine
Phương án 4:
Bản chất của phương án này là đưa chất liệu di truyền (có thể AND hoặc ARN của TNGB vào cơ thể thông qua một vector vi sinh vật – về bản chất khác với vắc xin AND. Đây chính là phương án của Vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca, Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) và COVID-19 Vaccine Janssen.
ADN mã hóa cho kháng nguyên S không có sẵn vì vật liệu di truyền của virus và AND. Để có ADN, phải thực hiện các phương pháp như phiên mã ngược, hoặc tổng hợp ADN từ các nucleotid… -> sau khi đã có đoạn ADN mã hóa kháng nguyên S thì dùng các phương tiện đóng vai trò vector chuyển gen, ví dụ như các adenovirus (như hình) để chuyển đoạn ADN vào trong tế bào chủ (người) -> sinh tổng hợp kháng nguyên.
Cơ chế hoạt động: Sau khi đưa vaccin vào cơ thể: phân tử ADN được đưa vào sẽ vào trong tế bào người -> phiên mã, dịch mã (thêm phiên mã so với phương án 3), sau khi phiên mã và dịch mã mới tạo ra gai S ngay trong chính cơ thể người.
Sau khi đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng những cách khác nhau (4 phương án trên) thì hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta sẽ nhận diện yếu tố lạ (gai S của virus SARS-CoV-2) và đưa ra phương án vô hiệu hóa và loại bỏ yếu tố lạ này dựa vào hoạt động của nhóm Lympho B và Lympho T, hiện nay cũng không thể phân định rạch ròi đáp ứng miễn dịch qua nhóm nào là chủ yếu, theo kiểu dịch thể hay tế bào.
Ta có thể hiểu bản chất của việc tiêm (hoặc uống) vaccin là: Chủ động đưa kháng nguyên vào cơ thể (đã làm suy yếu hoặc chết không có khả năng gây bệnh, hoặc tạo ra kháng nguyên trong cơ thể bằng AND, ARN) -> hệ miễn dịch khi gặp kháng nguyên -> sinh ra đáp ứng miễn dịch đưa ra các phương án nhận diện và vô hiệu hóa kháng nguyên, các phương án đó có thể là: dòng "lympho B" sinh kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên, hoặc dòng "lympho T" tiêu diệt kháng nguyên (cũng có thể cả hai cùng diễn ra) -> đây là lần luyện tập -> lần sau nếu kháng nguyên xâm nhập -> hệ miễn dịch (với các dòng lympho B và lympho T đã được rèn luyện trước đó) sẽ nhanh chóng nhận ra và vô hiệu hóa các kháng nguyên này.
Vậy làm thế nào mà hệ miễn dịch, cụ thể là các dòng lympho B và lympho T có thể “nhớ” được kháng nguyên để lần sau phản ứng nhanh nhẹn hơn mà không bị bỡ ngỡ như lần đầu?
Câu trả lời đó là: Có một bộ phận tế bào chuyên đảm nhiệm việc “ghi nhớ”. Khi các tế bào B và tế bào T được kích hoạt và bắt đầu nhân lên, một số tế bào con của chúng sẽ trở thành các tế bào nhớ tồn tại rất lâu (nhưng chưa chắc là mãi mãi, việc dùng vaccin “nhắc lại” cùng góp phần kéo dài trí nhớ miễn dịch).
Trong suốt cuộc đời của một cơ thể, các tế bào nhớ sẽ “ghi nhớ” từng mầm bệnh cụ thể gặp phải và có thể khởi động một đáp ứng mạnh mẽ nếu mầm bệnh được gặp lại. Điều này chính là "thu được" (trong từ miễn dịch thu được - acquired immunity) bởi vì nó xảy ra trong suốt cuộc đời của một cá thể, "gặp" và "nhớ" rất nhiều mầm bệnh gặp phải và chuẩn bị hệ miễn dịch cho những thách thức trong tương lai. Trí nhớ miễn dịch có thể ở dạng trí nhớ thụ động ngắn hạn hoặc trí nhớ chủ động dài hạn.
Huy Minh
Các sản phẩm hữu cơ độc quyền tại Emart với mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp chiến lược…
Đảm bảo, phát triển và phục hồi nguồn gen gốc, nhân giống và phát triển các giống bản địa bảo…
Xã Lùng Thàng (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có 753 hộ, 3.815 nhân khẩu, 10 dân tộc cùng sinh sống.…
Từng sống ở làng quê ấm áp tình làng, nghĩa xóm, thạo việc nhà nông ngay từ thủa nhỏ đã…
Phát triển bền vững cùng người lao động, Vinamilk được bình chọn là “Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất…
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa…
Bạn có phải là người yêu thiên nhiên, thích tận hưởng cảm giác được hòa làm một với đất trời…
Tại thung lũng hoa bạt ngàn, diện tích khoảng 60 héc ta thuộc xã Tà Nung (TP Đà Lạt, tỉnh…
TQO - Với mong muốn cung cấp thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến…
Ngày 25-4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…