Việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sẽ làm tiêu diệt vi sinh vật có lợi, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, lượng rơm và gốc rạ còn lại trên ruộng do thời gian chuyển vụ từ vụ xuân sang vụ mùa ngắn, trong trường hợp này rơm rạ không kịp phân hủy...
Đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng khiến cây lúa bị ngộ độc hữu cơ
Hiện nay, vào mùa thu hoạch nông dân áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng thường gặt lúa lưng chừng cây nên lượng rơm rải trên đồng ruộng là rất lớn, một phần lượng rơm được bà con thu gom làm nấm rơm, còn phần nhiều bà con thu rơm để đốt làm tro. Điều này không những làm ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn tác động xấu đến hiệu quả sản xuất trong các vụ tiếp theo của bà con.
Việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sẽ làm tiêu diệt vi sinh vật có lợi, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, lượng rơm và gốc rạ còn lại trên ruộng do thời gian chuyển vụ từ vụ xuân sang vụ mùa ngắn, trong trường hợp này rơm rạ không kịp phân hủy để cung cấp dinh dưỡng cho cây và sự phân hủy hữu cơ không triệt để. Khi gặp nắng nóng tạo ra các chất độc H2S, CH4 làm cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình phân hủy rơm rạ kéo dài sau khi vùi thường sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp.
Để khắc phục tình trạng này, đồng thời giúp người nông dân tận dụng được nguồn rơm rạ sẵn có, bà con có thể xử lý rơm rạ sau thu hoạch ngay trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học AT - YTB có tác dụng phân hủy hoai mục rơm rạ, tạo chất mùn tơi xốp là nguồn phân hữu cơ tự nhiên bổ sung dinh dưỡng cần thiết tăng cường độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí sản xuất, rơm rạ phân hủy nhanh giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nâng cao sức chống chịu với các loại sâu bệnh.
* Hướng dẫn cách sử dụng:
+ Bước 1: chuẩn bị chế phẩm liều lượng bón: 200g chế phẩm vi sinh AT-YTB cho 1 sào (360 m2).
+ Bước 2: Cách bón: Trộn đều chế phẩm với cát ẩm để rắc cho được đều, tiến hành rắc đều hỗn hợp chế phẩm vi sinh và cát trên bề mặt ruộng đối với ruộng đã có nước vẫn còn nguyên rơm rạ.
+ Bước 3: Tiến hành bừa dập rạ và giữ nước trên ruộng từ 5 đến 7 ngày, sau đó tiến hành bừa cấy.
Trong quá trình giữ nước các vi sinh vật quện đều với bùn và với rơm rạ, tạo cho đồng ruộng bề mặt thông thoáng và tơi xốp hơn.
Sau 7 ngày rơm rạ mềm nhũn mùn ra, lượng bùn non tăng lên, xốp đất nhũn bùn, mát chân rễ cấy. Sau 15 ngày rơm rạ phân hủy hoàn toàn.
* Hiệu quả khi sử dụng chế phẩm AT-YTB:
- Sử dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB xử lý đồng ruộng hạn chế ô nhiễm môi trường, làm nhanh phân hủy rơm rạ, lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh hại lúa, giảm chi phí sản xuất
- Ngoài tác dụng xử lý rơm rạ thành nguồn phân bón hữu cơ trả lại cho đất làm tái tạo lại sự cân bằng đất, xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học AT – YTB còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm mô trường do rơm rạ không phải thu gom, không đốt bừa bãi. Mặt khác, còn khử được mùi hôi tanh của đồng ruộng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra ruộng được xử lý cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Rơm rạ sau thu hoạch vụ xuân rất cần thời gian phân hủy nhanh để kịp sản xuất vụ mùa, dùng chế phẩm AT-YTB chỉ 5 đến 7 ngày là rơm rạ mềm nhũn, quện vào trong đất, đây là sản phẩm chùm vi sinh hữu ích nó có tác dụng phân hủy chất hữu cơ, xenluno và đặc biệt là sinh chất kháng sinh để ức chế mầm bệnh, và có các chùm vi sinh để kích thích sinh trưởng , cố định đạm và biến lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.
Nguyễn Thanh
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Lúa mô hình phát triển khỏe, cải thiện về năng suất và giảm chi phí sản xuất, giúp nông dân…
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân. Trước đây, người dân…
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn…
Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu cả trước mắt…
Nhiều hộ trồng chuối ở tỉnh Lào Cai đã chuyển diện tích trồng chuối trước đây sang trồng chè, quế……
Ngày 26/8, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục…
Tỉnh Đoàn Đồng Nai cùng đơn vị đối tác đã hỗ trợ thành lập Hợp tác xã nông nghiệp số…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (NN&PTNT) phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện…
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…
Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…
Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…
Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…
Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…
Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…
Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông Trịnh Viết Chiến…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…