Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), nửa đầu tháng 3/2022, thị trường sau Tết, mức cầu thấp kết hợp dịch Covid-19 bùng phát ở phía Bắc khiến mức cầu đối với sản phẩm đường giảm hẳn trong khi các nguồn cung dồi dào.
Lũy kế từ đầu vụ đã sản xuất được 456.000 tấn đường các loại
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt). Cụ thể, ghi nhận trong ngày 15/3, giá đường kính trắng phổ biến ở mức 17.200 - 18.000 đồng/kg; đường tinh luyện ở 18.400 - 18.700 đồng/kg; đường vàng phổ biến ở mức 17.600 đồng/kg; trong khi đó đường nhập lậu ở mức 16.400 - 17.000 đồng/kg.
Trong tháng 2/2022, giá đường kính trắng phổ biến ở mức 17.400 - 18.000 đồng/kg; đường tinh luyện ở mức 18.400 - 18.800 đồng/kg; đường vàng phổ biến ở mức 17.600 đồng/kg; trong khi đó đường nhập lậu ở mức 16.600 - 17.800 đồng/kg. So với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam đã thấp hơn hẳn.
VSSA cho biết, mặc dù các nhà máy đường đã tăng giá mua mía đến mức cao nhất trong 5 năm gần đây và tăng chi phí qua các biện pháp hỗ trợ nông dân, nhằm khôi phục trồng mới vùng nguyên liệu khiến giá thành đường tăng so với vụ trước hầu như không thể cạnh tranh với đường nhập lậu và đường nhập khẩu, đành phải chấp nhận tồn kho không bán được hàng.
Cụ thể, trong tháng 2/2022 các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh thời điểm trước và sau tết Nguyên đán Nhân Dần 2022, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép đường cát do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam qua biên giới Long An, Đồng Tháp, An Giang, Quảng trị, Hà Tĩnh… có chiều hướng gia tăng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An, đến tháng 2/2022, các lực lượng chức năng Long An đã phát hiện, bắt giữ gần 46 tấn đường cát nhập lậu các loại.
Tại Đồng Tháp, trong những ngày đầu năm mới 2022, tại khu vực khóm thượng 1, thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, Đội kiểm soát Hải quan (Cục Hải quan Đồng Tháp) đã phối hợp với Công an thị trấn Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) phát hiện bắt giữ gần nửa tấn đường cát kết tinh.
Tại Quảng Trị, đến 16/2/2022 Đội Quản lý thị trường số 2 đã triển khai phối hợp với Đội Trinh sát đặc nhiệm Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện và xử lý 4 vụ vận chuyển, kinh doanh đường cát nhập lậu do Thái Lan sản xuất với tổng số lượng 3.000 kg.
VSSA nhận định, các vụ việc được phát hiện trên đây chỉ là phần rất nhỏ của các hoạt động thương mại đường nhập lậu, vì đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ. “Đây là điều không thể được đối với đường Thái Lan nhập chính ngạch có đóng thuế chống phá giá chống trợ cấp lên đến 47,64%”, VSSA cho hay.
VSSA dự báo, trong tháng 4/2022, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục được đưa vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch từ các nước ASEAN và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam, cộng với lượng đường sản xuất từ mía của vụ ép 2021 -2022, trong khi sức cầu đường sau Tết giảm sẽ khiến thị trường tiếp tục trong tình trạng thừa cung.
Do đó, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong các tháng kế tiếp và ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu. Giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới. Tuy nhiên, giá đường sẽ tiếp tục ở mức thấp dưới giá thành sản xuất đường từ mía nếu không kiểm soát được hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu. Việc này sẽ dẫn đến khả năng phá hủy chuỗi liên kết sản xuất mía đường.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến giữa tháng 3/2022, đã có một số nhà máy của ngành đường Việt Nam kết thúc vụ ép 2021- 2022. Lũy kế từ đầu vụ tổng lượng mía ép 4.650.000 tấn, sản xuất được 456.000 tấn đường các loại.
An Lãng
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…