Thứ ba 22/07/2025 18:19Thứ ba 22/07/2025 18:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dự án Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ và ủ thức ăn chăn nuôi tại hộ gia đình do VOAA triển khai tại Vườn Quốc gia Ba bể là một sáng kiến nhỏ nhưng mang lại nhiều thay đổi lớn cho cộng đồng.
Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ
VOAA tổ chức lớp tập huấn về ủ phân hữu cơ và ủ thức ăn chăn nuôi từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

Theo VOAA, tại vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Bể, một sáng kiến nhỏ nhưng mang lại nhiều thay đổi lớn đang được triển khai: “Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ và ủ thức ăn chăn nuôi tại hộ gia đình”. Dự án do Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) triển khai, với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Đức KfW và Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) thông qua Chương trình Tài trợ Nhỏ (SGP II).

Mục tiêu của dự án là giúp người dân tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương như cây chuối, thân ngô, rau củ, chất thải vật nuôi… để tạo ra phân hữu cơ và thức ăn lên men bổ dưỡng cho vật nuôi – từ đó giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường và gìn giữ hệ sinh thái đa dạng của Ba Bể.

Dự án đã tổ chức đào tạo cho hơn 30 nông dân nòng cốt thông qua lớp TOT, sau đó chính họ đã trở thành giảng viên hướng dẫn tại 8 lớp tập huấn ở các xã Quảng Khê, Cao Thượng, Khang Ninh và Thượng Giáo. Tính đến nay, đã có 240 nông dân được tiếp cận kỹ thuật này.

Giảm thiểu lãng phí phế phụ phẩm nông nghiệp thông qua ủ phân hữu cơ
Người dân sử dụng nguyên liệu sẵn có giúp giảm chi phí đầu tư.

Phản hồi từ người dân là minh chứng sống động cho hiệu quả của dự án. Nhiều nông hộ cho biết, kể từ khi áp dụng phương pháp ủ thức ăn, vật nuôi như lợn, trâu, bò ăn khỏe hơn, ít bệnh hơn và lớn nhanh. Việc chế biến thức ăn cũng nhẹ nhàng hơn, vì chỉ cần chuẩn bị một lần là dùng được nhiều ngày, không mất công nấu mỗi ngày như trước. Nhờ tiết kiệm được chi phí cám và thời gian chăm sóc, nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi.

Với phương pháp ủ phân, bà con cảm nhận rõ rệt sự khác biệt: phân ủ không còn mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường, đất trồng tơi xốp hơn và cây trồng phát triển tốt. Việc sử dụng nguyên liệu sẵn có giúp giảm chi phí đầu tư, đồng thời giúp người dân cảm thấy tự tin chia sẻ lại kỹ thuật cho hàng xóm, góp phần lan tỏa mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại cộng đồng. Dự án không chỉ giúp nông dân nâng cao năng lực kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, mà còn khuyến khích lối sống gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên – đúng với định hướng phát triển sinh kế hài hòa với hệ sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể.

Dự án triển khai với sự đồng hành của Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (NBCA) – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể, UBND huyện Ba Bể, Hội Nông dân huyện Ba Bể, UBND các xã, Hội Nông dân các xã dự án (Thượng Giáo, Khang Ninh, Cao Thượng và Quảng Khê) và được hỗ trợ kỹ thuật bởi Trung tâm Nghiên cứu Địa tin học (GIRC) – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

VOAA cam kết tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng trên con đường phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện với thiên nhiên.

Bài liên quan

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 1: Đồng hành cùng đồng bào giữ vững biên cương

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

6 bước ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

Sử dụng men vi sinh phối hợp với phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi tạo thành nguồn phân hữu cơ hiệu quả là cách làm mà nhiều nông dân đang triển khai thực hiện.
"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

"Organic Vibes" mở màn chiến dịch "Hữu cơ Easy" tại Đại học FPT TP.HCM

Sáng nay, một không khí sôi động và đầy hứng khởi đã tràn ngập Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh khi sự kiện "Organic Vibes" chính thức khai mạc, đánh dấu bước đệm quan trọng cho chuỗi các hoạt động của chiến dịch "Hữu cơ easy với Gen G". Được định hướng nhằm phát triển bền vững thông qua việc nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sự kiện đã thu hút đông đảo sinh viên, đối tác, nhà báo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 4: Cơ chế đã mở cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong những năm đồng hành, sát cánh cùng người nông dân, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều đề tài nghiên cứu và dự án hỗ trợ bà con nông dân tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đánh giá về bức tranh nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc, GS.TS Đào Thanh Vân đã có nhiều chia sẻ về tiềm năng và hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng này.
Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Phép cộng bền vững cho nông nghiệp miền núi - Bài 3: Gia tăng giá trị cho nông sản hữu cơ

Để nông nghiệp hữu cơ miền núi không còn dừng lại ở những mô hình điểm mà thực sự thành một ngành kinh tế xanh bền vững, cần phải tối ưu lợi thế cạnh tranh, nâng tỷ lệ lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Năm 2025 UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trích gần 4,5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ chi phí mua chế phẩm sinh học xử lý chất thải cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Những lợi ích thiết thực khi nuôi gà trên đệm lót sinh học

Những lợi ích thiết thực khi nuôi gà trên đệm lót sinh học

Nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, ủ phân hữu cơ đã giải quyết rất hiệu quả vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà các trang trại chăn nuôi đang gặp hiện nay. Nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp gà ít mắc bệnh, phát triển đồng đều hơn.
Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị tập trung nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học và được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu cao trên nhiều lĩnh vực.
Bèo hoa dâu lên núi

Bèo hoa dâu lên núi

Tôi vẫn nhớ ngày ấy, cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm, cơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận đầu ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm. Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng…
Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Trước áp lực gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa công bố Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh hiện có trên 40 nguồn gen đang được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Bình Liêu, Quế Quảng Ninh, Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích tím, Đẳng sâm, gà Tiên Yên, lợn Hương, gà bản Đầm Hà, lúa chiêm đá Quảng Ninh, lúa Bao thai lùn, lúa Nếp cái hoa vàng, cùng các loại cây ăn quả như Na dai, Vải u sần, Cam Vạn Yên, Lạc Đầm Hà, Củ cải Đầm Hà... đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Ngày 25-3, Ban Thường vụ hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam. Theo quyết định số 3441 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế.
Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng an toàn sinh học, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với tình hình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn, mở ra hy vọng mới cho người nông dân.
"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

Những năm gần đây, phong trào tự ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng nông dân Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường mà còn là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính