Mô hình trồng mai trắng theo hướng công nghệ cao ở Ba Vì.
HTX Nông nghiệp hữu cơ Nam Tiến Phương, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (TP.Hà Nội) có tổng diện tích canh tác gần 80ha. Trong đó, hơn 25ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ gồm lúa và bưởi diễn.
Ngoài trồng lúa hữu cơ và sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, HTX còn chú trọng phát triển cây bưởi. Hiện HTX Nông nghiệp Nam Tiến Phương có hơn 40ha bưởi diễn canh tác tập trung. Đặc biệt, thời gian qua được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, HTX Nông nghiệp hữu cơ Nam Tiến Phương đã đầu tư hơn 40ha trồng bưởi diễn theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 2ha chuyển sang trồng theo hướng hữu cơ.
Mô hình nuôi Đà điểu công nghệ cao ở Ba Vì.
Tương tự, Theo đó, HTX Chúc Sơn có tổng diện tích quy hoạch là 60 ha và vùng hạ tầng đã được Nhà nước đầu tư tương đối đồng bộ gồm: đường giao thông, hệ thống điện, nhà sơ chế rau…
Điểm nhấn của HTX là áp dụng phương pháp trồng rau theo công nghệ Nhật Bản. Chỉ sau hai năm tham gia và được các chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật, vụ đông năm 2017, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn đã triển khai trồng hàng chục loại rau như cải bắp, cải bó xôi, cải chíp, cải canh..
Điều đáng nói, HTX cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tiếp cận công nghệ viễn thám, hệ thống quan trắc thời tiết vào sản xuất rau an toàn do Viện Phát triển công nghệ và Giáo dục phối hợp Ngân hàng Thế giới hỗ trợ.
Canh tác theo hướng hữu cơ, cho ra sản phẩm an toàn.
Trên địa bàn thành phố đã hình thành 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, ứng dụng công nghệ cao được áp dụng là nhà lưới, tưới tiết kiệm, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng… Trong chăn nuôi là sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo (đã được ứng dụng với 100% đàn bò sữa và 80% đàn bò thịt).
Còn với lĩnh vực thủy sản, ứng dụng công nghệ "sông trong ao", làm giàu ô xy bằng quạt nước… Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô, 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là con số rất khiêm tốn. Đến nay, Hà Nội mới có một doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chưa hình thành được vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí của thành phố; việc nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn hạn chế.
Những luống rau công nghệ cao xanh mướt ở Hoài Đức.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nêu trên, trong đó, phải kể đến những hạn chế trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Văn Chí cho biết: Dù đã có những chính sách hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng việc áp dụng vào thực tế gặp nhiều khó khăn. Đến nay, thành phố vẫn chưa triển khai được các nội dung hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
“Các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã ban hành tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 19-6-2019 của UBND thành phố cũng khó thực hiện, đặc biệt là tiêu chí về diện tích đất quá lớn, không phù hợp với địa phương”, ông Chí thông tin.
Làm nông nghiệp công nghệ cao lãi gấp 3-5 lần so với truyền thống.
Thực tế, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội về cơ bản có quy mô nhỏ. Mặt khác, đến nay, thành phố cũng chưa có cơ chế về quy trình, thủ tục hướng dẫn các định mức kỹ thuật chi tiết theo danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp…
Theo quan điểm của Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Du lịch thành phố Lê Tự Lực đề xuất, trước mắt, thành phố cần triển khai quy hoạch các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời xác định các vùng sản xuất chuyên canh có lợi thế để bảo đảm quỹ đất ổn định, thu hút doanh nghiệp đầu tư.
“Cùng với đó, các cơ quan chức năng tập trung rà soát những vướng mắc, bất cập trong thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có về hỗ trợ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao… để đề nghị Trung ương và HĐND thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”, ông Lực bày tỏ.
Mô hình trồng ổi của HTX Di Trạch - huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Hà Nội nên tập trung phát triển các công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng, ứng dụng trong điều khiển canh tác; công nghệ chế biến nông sản, phát triển vật liệu mới áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi… Điều này là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản của Thủ đô.
Cần tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách chính là “chìa khóa” mở “cánh cửa” nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó phát triển một nền nông nghiệp đô thị hiện đại.
Sông Thao
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…
Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…
Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…
Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…
Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…
Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…
Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…
Trước thực trạng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng phức tạp, đòi hỏi…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực,…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…