Anh Nguyễn Văn Trung (xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng giống nho hạ đen và dâu tây từ đầu năm 2022 với diện tích hơn 1 mẫu. Sau khi được thu hoạch lứa đầu tiên, anh Trung thấy rằng năng suất trồng giống nho hạ đen và dâu tây đạt năng suất và giá trị cao hơn so với các hoa màu khác.
Vừa chăm sóc vườn nho của gia đình, anh Nguyễn Văn Trung vui mừng chia sẻ: “Khi bắt đầu trồng nho và dâu tây, tôi đã đăng ký trồng theo tiêu chuẩn VietGAP… Trồng cây nho đòi hỏi kỹ thuật rất là cao, chăm sóc cây nho rất khó khăn, phân bón dùng cho cây nho chủ yếu là phân bón hữu cơ, sinh học để cây phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh. Khi chuyển sang trồng nho tôi thấy được hiểu quả kinh tế cao. Đây là loại cây trồng vừa phát triển kinh tế rất tốt, vừa có thể là nơi để người dân, du khách đến tham quan trải nghiệm”.
Anh Nguyễn Văn Trung – xã Trung Châu, huyện Đan Phượng đang chăm sóc và bón phân cho vườn nho sau mùa thu hoạch.
Như thời điểm trước xã Trung Châu chỉ chú trọng vào trồng ngô và khoai, từ khi người dân chuyển đổi cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như: cây cà chua, cây dâu tây, hiện nay nho hạ đen… Qua thời gian trồng và thử nghiệm cho thấy cây nho, dâu tây rất hợp với đất của xã Trung Châu.
Với tiềm năng và lợi thế trên, Hội Nông dân xã Trung Châu khuyến khích các hộ nông dân trồng thêm các giống mới với định hướng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp nông thôn. Đây được xem là mô hình điểm trong quá trình xã Trung Châu về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.
Ông Đỗ Trung Thành – Chủ tịch UBND xã Trung Châu, huyện Đan Phượng (bên trái) đang thăm vườn dâu tây của Anh Nguyễn Văn Trung.
Từ mô hình trồng nho, trồng dâu tây kết hợp với các hoạt động du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm và hoạt động quảng bá hình ảnh nho hạ đen đến với du khách và người tiêu dùng, góp phần trang trí, thay đổi diện mạo cảnh quan nông thôn.
Ông Đỗ Trung Thành – Chủ tịch UBND xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội cho biết: “Diện tích nông nghiệp của Đan Phượng là rất lớn, phần lớn địa phương đã có định hướng để phát triển mô hình về nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp trải nghiệm…
Sản phẩm nho và dâu tây đã được Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ phân tích đánh gía về chất lượng. Diện tích trồng cây dâu tây bước đầu cho kết quả rất là khả quan, cây nho hạ đen đã được đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP”.
Giống đào Nhật Tân được trồng và nhân rộng tại nhiều nhà vườn tại huyện Đan Phượng.
Đan Phượng là vùng đất ven đô với lợi thế về phát triển nông nghiệp vì vậy nhiều giống cây mới được đem về để trồng thử nghiệm qua đó cho thấy cây phát triển và sinh trưởng tươi tốt.
Nếu như trước đây, nhắc đến đào, quất, nhiều người sẽ chọn điểm đến là Nhật Tân. Tuy nhiên, những năm gần đây, đào Nhật Tân được đưa về trồng tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, với diện tích 30 ha và trở thành điểm đến mới của những người buôn bán hoa. Khi hoa đào nở vào dịp Tết đến Xuân về, cũng là tín hiệu vui của bà con huyện Đan Phượng.
“Các giống đào Nhật tân được đưa về trồng thử nghiệm tại Đan Phượng. Qua thời gian trồng và chăm sóc, đào phát triển rất tốt, bông hoa đẹp. Từ những năm 2011, gia đình đã nhân rộng và phát triển trồng nhiều gốc đào phục vụ thú chơi đào của người dân vào dịp Xuân về. Hiện tại trồng đào được coi là hướng đi đúng đắn, đem lại thu nhập cho người dân địa phương và các hộ trồng hoa như gia đình tôi. Từ đó kinh tế gia đình đã được cải thiện đáng kể”, anh Nguyễn Văn Quyết (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phấn khởi chia sẻ.
Giống đào hợp đất phát triển tươi tốt bông hoa to và đẹp.
Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề. Đây là hướng đi hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.
Huyện Đan Phượng với lợi thế về diện tích đất nông nghiệp lớn và tiêm năng phát triển nông nghiệp và du lịch.
UBND TP.Hà Nội ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó,UBND TP.Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai ít nhất từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.
Thành phố cũng đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, làng du lịch thông minh, du lịch làng nghề... theo hướng du lịch xanh.
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…
Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…
Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…
Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…
Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…
Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…
Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…
Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…