Bà con nông dân chăm sóc lúa
Tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã khẳng định, các giống lúa đưa vào chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đã cho năng suất và chất lượng ổn định, có giá bán trên thị trường cao, được người tiêu dùng lựa chọn.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Chí Dũng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn nói: “Cùng với nhân rộng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, huyện đang thí điểm canh tác một số giống lúa hữu cơ, lúa dược phẩm chức năng tại các xã: Xuân Giang, Bắc Sơn… nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường. Từ đó, nâng cao giá trị sản xuất của ngành hàng lúa gạo và cải thiện thu nhập cho người nông dân…”.
Được biết, vụ Xuân 2022, toàn xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn có tổng số gần 300ha diện tích đất gieo cấy lúa. Sau lần thí điểm thành công vào vụ Mùa 2021, địa phương đã tập trung tuyên truyền, vận động bà con. Trong đó, có đến 95% diện tích sản xuất lúa Xuân của nông dân địa phương sử dụng giống lúa chất lượng cao HD11.
Ngoài khả năng kháng sâu bệnh tốt, giống lúa HD11 còn cho năng suất cao (đạt bình quân khoảng 70 - 72 tạ/ha trong vụ Xuân). Tỷ lệ gạo xay xát cao; gạo trong, hạt thon dài. Nấu thành cơm rất thơm ngon, ăn mềm và vị đậm.
Có mặt tại một vùng canh tác lúa trọng tâm khác thuộc xã Tân Hưng, bà con nông dân cũng đang tập trung chăm sóc cho diện tích lúa mới cấy.
Theo bà con nông dân cho biết, đây là giống lúa hàng hóa, chất lượng cao, chúng tôi tin tưởng đưa vào sản xuất vì đã được trồng thử nghiệm tại nhiều địa phương, có thể cho năng suất bình quân khoảng 1,8 tạ/sào và giá trị kinh tế cao gấp 1 - 2 lần so với giống Khang Dân truyền thống.
Ở Tân Hưng toàn xã có khoảng 475ha đất nông nghiệp gieo cấy lúa Xuân. Trong số này, hơn 250ha gieo trồng giống J02 và HD11. Ngoài ra, bà con còn lựa chọn thêm một số giống khác để gieo cấy, nhưng cũng đều là giống lúa chất lượng cao. Diện tích lúa sử dụng giống có năng suất nhưng chất lượng hạn chế như Khang Dân xu hướng ngày một ít dần.
Chăm sóc lúa xuân tại xã Tân Hưng (huyện Sóc Sơn)
Bên cạnh đó, địa phương phối hợp với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức khảo nghiệm và hỗ trợ cho bà con nông dân đưa nhiều giống lúa mới vào sản xuất. Nhiều hộ dân thuộc vùng canh tác lúa hàng hóa, chất lượng tại các xã: Đông Xuân, Tân Hưng… cũng được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Việc phát triển những vùng lúa hàng hoá là định hướng được huyện Sóc Sơn chỉ đạo đẩy mạnh trong nhiều năm gần đây. Trong đó, có tổng số hơn 9 nghìn ha lúa Xuân hàng năm, có đến 85% tổng diện tích canh tác sử dụng các giống lúa chất lượng cao như: J01, J02, HD11, HDT10, TBR225, VNR20… Chỉ còn lại một phần nhỏ là diện tích gieo cấy giống lúa cũ (chủ yếu là Khang Dân), do phù hợp với chân đất vàn và vàn cao.
Tuy nhiên, những diện tích lúa hàng hóa vẫn được bà con tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái, nên nhiều thời điểm không tránh khỏi việc bị ép giá. Chính vì vậy, kiến nghị các sở ngành của Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn có thêm giải pháp thúc đẩy kết nối tiêu thụ lúa gạo bền vững để người nông dân yên tâm lao động sản xuất…
Ngoài ra, còn góp phần quan trọng vào sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, từng bước hướng tới xây dựng nền kinh tế nông nghiệp đô thị, sinh thái bền vững, đáp ứng mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở thủ đô".
Đồng thời, thúc đẩy chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống lúa mới năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào gieo cấy, góp phần nâng cao đời sống nông dân.
Xuân Hiền
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, hướng tới nông nghiệp tăng…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
(Hà Nội) – Để phát triển nông nghiệp đô thị, Thủ đô đang đẩy mạnh quy hoạch vùng trồng quy…
Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong thời gian qua đã hình thành các…
Huyện Phong Ðiền có hơn 8.500ha vườn cây ăn trái, chiếm đến 1/3 diện tích vườn cây ăn trái của…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…