11:01 10/01/23 Print

“Heo ăn chuối Bapi”, “Gà chạy bộ Marathon” giúp HAGL làm điều không thể sau gần thập kỷ

Thương hiệu Bapi của HAGL đã bắt tay với nhiều đối tác, lần lượt lên kệ chuỗi Homefarm, Lotte, Co.op…

null

Bầu Đức kiểm tra chuối xuất khẩu trong nhà máy ở Gia Lai.

Vực dậy nhờ mô hình nông nghiệp khép kín

Trong thông cáo vừa gửi đi về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) cho thấy, tính đến cuối năm 2022, Tập đoàn HAGL đã chắc chắn vượt kế hoạch lợi nhuận của năm 2022. Con số cụ thể sẽ được HAGL thông báo chính thức tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 trong tháng 1 tới đây.

Thông tin cho thấy, năm 2022 HAGL đặt kế hoạch lợi nhuận 1.120 tỷ đồng – tăng gấp 10 lần so với năm 2021. Mức lãi này của HAGL chính thức quay lại mốc hoàng kim từ năm 2011 về trước (trừ năm 2014 lãi đột biến từ hoạt động tài chính).

Như vậy, một năm sau tuyên bố về mô hình nông nghiệp khép kín (trồng chuối xuất khẩu và tận dụng chuối thải chăn nuôi) với rất nhiều hoài nghi cùng ý kiến trái chiều, HAGL đã bước đầu thành công. Dù rằng, hành trình còn nhiều thử thách, đặc biệt là huy động dòng vốn để đầu tư mở rộng.

Đáng chú ý, HAGL cũng đã ra mắt thịt thương hiệu là Heo ăn chuối Bapi, Gà chạy bộ Marathon và mở rộng kênh phân phối riêng là Bapi Food. Đặc biệt, thương hiệu Bapi cũng bắt tay với nhiều đối tác, lần lượt lên kệ chuỗi Homefarm, Lotte, Co.op…

Thông báo từ HAGL còn cho biết, tính đến nay, tổng nợ trái phiếu và nợ vay ngân hàng chỉ chiếm 40% so với tổng tài sản Công ty. HAGL cũng đã có thoả thuận với trái chủ về lộ trình trả nợ.

null

Sản phẩm Heo ăn chuối Bapi đã lên kệ chuỗi Homefarm, Lotte, Co.op…

Năm 2023, HAGL sẽ sử dụng tiền từ nguồn thu hồi nợ của HAGL Agrico (HNG) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi để đảm bảo kể hoạch trả nợ đã thoả thuận. Từ năm 2024, HAGL sẽ sử dụng dòng tiền tạo ra từ hoạt động SXKD để thực hiện kế hoạch trả nợ và dự kiến trái phiếu sẽ được tất toán vào ngày 30/12/2026.

Tính đến tháng 11/2022, HAGL đạt 4.100 tỷ doanh thu và 1.115 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương đương 99% chỉ tiêu cả năm đề ra. Sản lượng chăn nuôi đạt 37.780 con heo và cây ăn trái đạt 26.661 tấn.

Như vậy, năm 2022 là năm bầu Đức “hồi sinh” sau thập kỷ HAGL gặp khó khăn, nợ nần chồng chất. Dù hành trình mới chỉ vừa bắt đầu, HAGL vẫn khép lại một năm với tín hiệu khả quan: Hoàn thành kế hoạch, lợi nhuận quay về mốc ngàn tỷ sau 8 năm.

Chưa trả được nợ đúng hẹn

Ở một diễn biến khác, ngày 30/12/2022, HAGL đã có thông báo lùi thời gian thanh toán nợ cho ngân hàng sang quý 2/2023. Trong khi đó, cuối năm 2022 là ngày thanh toán 140,3 tỷ đồng lãi vay và 881 tỷ đồng gốc vay cho ngân hàng (thông qua hình thức trái phiếu phát hành năm 2016). Nguyên nhân HAG cho biết do chậm nguồn tiền thanh toán từ phía HAGL Agrico (HNG).

null

Khu chăn nuôi Gà chạy bộ Marathon của HAGL.

Được biết, đây thực chất là trách nhiệm nợ của HNG, với tài sản cầm cố là diện tích đất HAG đã chuyển giao cho HNG (đại diện đang là ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Tập đoàn THACO). Trong khi theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, HAGL là đơn vị phải công bố thông tin. Điều này đã được bầu Đức chia sẻ tại các kỳ đại hội vừa qua.

Cụ thể, vào tháng 1/2021, bầu Đức chính thức chuyển giao lại HNG cho THACO và ông Trần Bá Dương “chèo lái”. Đến ĐHĐCĐ đầu tiên của HAG (sau khi bán HNG) vào tháng 11/2021, câu hỏi trọng tâm được cổ đông đặt ra là “HAGL Agrico sẽ trả cho HAGL bao nhiêu tiền?”.

Trả lời, bầu Đức cho biết, theo thoả thuận giai đoạn 2021-2023, HNG dự kiến trả khoảng 700 tỷ/năm cho HAG, và Công ty sẽ dùng tiền này để trả cho ngân hàng.

Câu hỏi tiếp tục được lặp lại tại kỳ đại hội tháng 4/2022, bởi dòng tiền là yếu tố sống còn của HAG, không chỉ vì mục đích tất toán nợ mà còn bổ song dòng vốn kinh doanh, hướng đến xoá lỗ luỹ kế. Con số được bầu Đức chia sẻ, dự kiến HNG sẽ trả cho HAG 1.400 tỷ đồng trong năm 2022.

Đến ngày 24/8/2022, HAGL mới công bố nghị quyết về ký kết thoả thuận cam kết với HNG và ngân hàng. Hiểu nôm na, mọi thoả thuận giữa HAG-HNG về khoản nợ cùng tài sản cầm cố tại ngân hàng mới chính thức được văn bản hoá, và công bố rộng rãi ra công chúng.

Theo đó, HAG sẽ thực hiện tách bạch, giải chấp/giải trừ nghĩa vụ đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của HNG và công ty con của HNG (nhóm HNG) ra khỏi nghĩa vụ trái phiếu HAGL 2016. Đồng thời, HAG cũng thoả thuận xử lý tách bạch, giải chấp nghĩa vụ đảm bảo đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu HAG và bên liên quan HAG (Nhóm HAG) ra khỏi nghĩa vụ của Nhóm HNG tại các tổ chức tín dụng.

Ngay sau nghị quyết tháng 8, HNG mới bắt đầu thanh toán đợt đầu tiên cho HAG. Cùng thời điểm, HAG thực hiện trả nợ 605 tỷ đồng cho ngân hàng, nguồn tiền chủ yếu thu từ HNG.

null

 

HAGL ra mắt thương hiệu Heo Bapi tại Đà Nẵng vào tháng 8/2022.

Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý 3/2022, dư nợ của HNG tại HAG đã giảm từ mức 2.100 tỷ đồng (tại thời điểm 30/6/2022) xuống còn hơn 1.500 tỷ đồng (tại thời điểm 30/9/2022).

Được biết, giảm áp lực nợ vay là một trong những mục tiêu trọng tâm của bầu Đức hiện nay. Theo kế hoạch, Công ty sẽ tiếp tục bán ra một lượng cổ phiếu HNG đang còn giữ cũng như một số tài sản, nhằm thu hồi vốn trả nợ, bổ sung vốn cho hợp đồng kinh doanh chính thời gian tới.

Tổng nợ của HAGL đã giảm mạnh, từ cao điểm hơn 35.000 tỷ đồng (năm 2016) xuống mức 14.000 tỷ đồng (tính đến giữa năm 2022). Nợ ngân hàng tương ứng giảm từ mức 28.000 tỷ xuống còn 8.000 tỷ đồng hiện nay.

Trong thông báo gần đây, đại diện HAG cho biết năm 2022 nếu thu hồi hết được nợ từ HNG, Công ty có thể giảm tổng dư nợ ngân hàng xuống dưới 6.000 tỷ đồng.

Như vậy, HAGL chưa thể trả nợ đúng hạn như thông tin cho doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức đưa ra trước đó.

Hải Sơn

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá “Heo ăn chuối Bapi”, “Gà chạy bộ Marathon” giúp HAGL làm điều không thể sau gần thập kỷ

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

7 năm chinh phục đất cằn làm nông nghiệp hữu cơ

7 năm chinh phục đất cằn làm nông nghiệp hữu cơ

Sau 7 năm miệt mài 'bồi bổ sức khỏe' đất, tuân thủ '5 không' trong sản xuất hữu cơ, An…

Phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa dụng' - Giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

Phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa dụng' - Giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

“Đầu Trâu Organic Đa dụng” là sản phẩm phân hữu cơ cao cấp chuyên dùng cho các loại cây trồng,…

Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè từ quy hoạch sản xuất hữu cơ

Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè từ quy hoạch sản xuất hữu cơ

Tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất…

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…

Hồi sinh vườn cà phê, sầu riêng nhờ phân bón hữu cơ Huy Bảo

Hồi sinh vườn cà phê, sầu riêng nhờ phân bón hữu cơ Huy Bảo

Nhờ đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại, Công ty Phân bón Huy Bảo đã cung cấp cho thị…

Phân bón Miền Nam gây sốt tại ‘điểm đến của cà phê thế giới’ bằng loạt sản phẩm chất lượng

Phân bón Miền Nam gây sốt tại ‘điểm đến của cà phê thế giới’ bằng loạt sản phẩm chất lượng

Là thương hiệu phân bón được người nông dân ưa chuộng và có nhiều năm gắn bó với sự phát…

Tin mới cập nhật

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng