Cánh đồng rau trồng theo hướng hữu cơ xanh mướt ở Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: Xuân Hiền
Điển hình như mô hình ứng dụng phân hữu cơ nano trong sản xuất giống lúa mới, nông dân đã giảm được 50% lượng phân bón vô cơ, tạo thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây, từ đó tạo ra lúa gạo an toàn, chất lượng cao, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao thu nhập.
Vụ xuân năm 2022, năng suất lúa đạt 62,5-63,9 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt 8-9,2 triệu đồng/ha; vụ mùa cho năng suất 57,8-58,3 tạ/ha, hiệu quả kinh tế đạt 14,6-15,5 triệu đồng/ha.
Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, trong năm 2022, với quy mô hỗ trợ 65.000 khay mạ, cấy máy cho 260 ha lúa/2 vụ, chỉ tính riêng khâu gieo mạ khay, cấy máy đã giúp giảm chi phí cho người sản xuất so với gieo mạ, cấy tay truyền thống 3,5-7,6 triệu đồng/ha.
Nhờ áp dụng mô hình mạ khay, cấy máy, nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai không bỏ ruộng hoang, sản xuất 2 vụ lúa hiệu quả và vẫn tham gia phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, từ đó gia tăng thu nhập...
Đáng chú ý phải kể tới mô hình cá - lúa ở các huyện Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai với việc nuôi trồng kết hợp cá - lúa, khai thác tối đa hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích.
Mô hình này cho thấy mối quan hệ tương hỗ, chất thải của cá là nguồn phân bón hữu cơ cho lúa; đồng thời tận dụng triệt để được nguồn thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa cho cá, tiêu diệt các sâu bọ hại lúa, góp phần giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất; đem lại nhiều lợi ích và năng suất lúa cao hơn.
Đồng thời, cá sinh trưởng phát triển tốt, khi thu hoạch đạt trung bình trên 0,9kg/con, năng suất đạt 10 tấn/ha, cho lợi nhuận 80-90 triệu đồng/ha, cao hơn 4,6 lần so với cấy lúa truyền thống...
Bên cạnh việc xây dựng mô hình khuyến nông tiêu biểu, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cùng ngành Nông nghiệp Thủ đô tập trung thông tin dự báo thị trường, giá cả nông sản, giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chủ động trong gieo cấy, nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực; đồng thời nâng cao năng lực, bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng sản xuất.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, kết nối nông nghiệp Thủ đô…
Mô hình trồng dưa chuột trong nhà lưới của anh Lại Văn Song, giảng viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: Xuân Hiền
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Hoàng Văn Hồng cho biết, các mô hình khuyến nông của Hà Nội cần bám sát chủ trương lớn của ngành và triển khai bài bản, hiệu quả. Người làm công tác khuyến nông cần phải hiểu rõ điều kiện sản xuất của từng khu vực, nắm bắt thực tiễn của địa phương, đưa quy trình vào từng mảnh ruộng, từng hộ nông dân, từng loại giống, từng thời vụ.
Trong bối cảnh hiện nay, người làm công tác khuyến nông phải giúp nông dân có được tư duy công nghiệp, tư duy sản xuất lớn. Phải làm sao để người dân thấy được tác dụng, hiệu quả của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Dự kiến trong năm 2023, khuyến nông Hà Nội cần có nhiều hơn nữa mô hình sản xuất hữu cơ, mô hình ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số, các mô hình đạt chứng nhận OCOP; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, giúp gia tăng giá trị nông sản, đạt được hiệu quả kinh tế cao; đồng thời đẩy mạnh việc liên kết với các đơn vị truyền thông nhằm lan tỏa thông tin tuyên truyền về công tác khuyến nông.
Xuân Hiền (T/h)
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định tổ chức toạ đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp năm 2023 giới thiệu những…
Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và nắm bắt nhu cầu tiêu dùng rau sạch của thị…
Nông nghiệp sinh thái đang là hướng phát triển trên toàn cầu, là hướng đi cần thiết để đạt được…
Nông nghiệp Thái Bình từ nhiều năm trước đây đã xuất hiện các mô hình liên kết phát triển sinh…
Lạng Sơn đã thực hiện nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các mô hình du lịch sinh thái cộng…
Nằm trong chương trình Lễ hội Hokkado tại Hạ Long năm 2023, ngày 17/11, tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hokkaido…
Bằng những lợi thế và tiềm năng có sẵn, tỉnh Bến Tre đã tiến hành phát triển mô hình nông…
Phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Nhà nước rất quan…
Trước thực trạng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng phức tạp, đòi hỏi…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực,…
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…
Đây chính là mục tiêu của Công ty lọc dầu tư nhân lớn nhất Ấn Độ - Reliance Industries để…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…