09:06 04/06/22 Print

Khai thác tiềm năng, thế mạnh chăn nuôi thủy sản ở huyện miền núi Thanh Thủy

PHÚ THỌ - Xác định kinh tế nông nghiệp là trọng điểm, huyện Thanh Thủy đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hàng hóa, tạo điều kiện cho nhiều mô hình liên kết chăn nuôi công nghệ cao ra đời, mang lại giá trị toàn diện cả về kinh tế và môi trường.

Mô hình nuôi cá "sông trong ao" ở xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy.

Thu tiền tỷ nhờ nuôi cá 

Thời gian qua, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, điều đáng ghi nhận là địa phương áp dụng công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến trong nuôi cá, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và doanh nghiệp, được coi là điểm sáng trong phát triển thủy sản của tỉnh.

Đặc biệt, huyện Thanh Thủy đã đẩy mạnh bằng các biện pháp như xác định vùng trọng điểm phát triển nuôi thủy sản theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị từ giống, thức ăn, thú y và tiêu thụ sản phẩm...

Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thoan, ở khu 3, Thủy Trạm, xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy đã chuyển đổi từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP trở nên giàu có, xây dựng được nhà cửa khang trang.

Mô hình nuôi cá VietGAP của gia đình anh Thoan có tổng diện tích hơn 10ha, được đầu tư xây dựng bờ kè, hệ thống cho ăn tự động lên tới hàng tỷ đồng… Đến nay, chủ yếu thả các loại như: Cá trôi, trắm, chép, cá chim… bình quân hàng năm xuất bán ra thị trường khoảng 40 -50 tấn cá thương phẩm với giá bán từ 35 -45 nghìn đồng/1kg. Trừ chi phí mỗi năm vợ chồng anh bỏ túi hơn 500 triệu.

Anh Tới còn nhiệt tình mang cám xuống tận ao của các hộ chăn nuôi thủy sản để hướng dẫn về kỹ thuật cho cá ăn.

Anh Trần Văn Tới, ở khu 7, thôn Phù Lao, xã Sơn Thủy là chủ Đại lý chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn NewHope cho bà con trên địa bàn huyện Thanh Thủy.

Anh Tới chia sẻ, nhận thấy Thanh Thủy là vùng đất có tiềm năng, lợi thế về phát triển nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên, bà con trên địa bàn huyện nuôi với quy mô còn nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống, thiếu đầu tư về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, hơn nữa bà con mua những loại thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nên chất lượng sản phẩm làm ra không cao...

Theo anh Tới, từ năm 2016 anh bắt đầu liên kết với Tập đoàn NewHope mở Đại lý chuyên cung cấp cám, thức ăn chăn nuôi cho bà con trong toàn huyện Thanh Thủy. Đây là loại cám nổi tiếng toàn cầu, phát triển sâu rộng về nông nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm, đẳng cấp vượt trội thế giới…

“Sau khi bà con dùng sản phẩm cám Hopefull của Tập đoàn NewHop thì chất lượng chăn nuôi nói chung, ngành thủy sản nói riêng cao hơn gấp 3 – 5 lần so với các mặt hàng giao bán trôi nổi trên thị trường khác. Qua đó, góp phần tích cực nâng cao giá trị sản phẩm, thay đổi tập quán nuôi trồng thủy sản truyền thống của người dân sang hướng công nghệ cao. Bình quân mỗi tháng Đại lý của anh cung cấp ra thị trường hơn 130 - 150 tấn cám”, anh Tới khoe.

Đại lý cám Hopefull - Tập đoàn New Hope của anh Tới đã cung cấp đủ cho bà con trong toàn huyện Thanh Thủy.

Còn gia đình anh Trần Anh Thế, khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá “sông trong ao” và cá lồng trên sông Đà, đồng thời kết hợp cung ứng cá giống, thu lãi nửa tỷ/năm.

Nhờ tận dụng diện tích mặt nước ở sông Đà nuôi khoảng hơn 40 lồng cá thương phẩm, có thời điểm lên tới 60 lồng, được kết nối với nhau một cách hợp lý, khoảng cách giữa các phao, bè phù hợp và khoa học, giúp tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ước tính, mỗi năm cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 400 – 500 tấn cá, với trọng lượng trung bình từ 3-5kg/con, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Nội.

“Cách nuôi này hiệu quả gấp nhiều lần so với cách nuôi truyền thống. Nguồn nước luôn được lưu thông, cá ít dịch bệnh nên tỷ lệ chết chỉ còn 5%. Cá luôn vận động nên thịt cá dai ngon hơn, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy”, anh Thế bộc bạch.

Được biết, xã Xuân Lộc là một trong những địa phương đi đầu của huyện áp dụng kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông Đà theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, khai thác tiềm năng, lợi thế mặt nước của sông Đà, nhiều hộ dân trên địa bàn đã và đang nuôi cá lồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần nâng cao thu nhập.

Đi dọc theo tuyến sông Đà, người dân đã khai thác lợi thế mặt nước của dòng sông Đà chảy qua phát triển với khoảng 200 lồng cá như: Trắm, chép, diêu hồng... Nhờ có dòng nước lưu thông trên sông Đà nên người chăn nuôi không phải lo lượng thức ăn thừa như nuôi trong ao.

Bên cạnh đó, giảm được khâu xử lý môi trường ao nuôi và thời gian nghỉ của ao sau mỗi vụ, từ đó giảm nhiều chi phí, nâng cao thu nhập. Theo các hộ dân, mô hình nuôi cá này có tiềm năng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khởi sắc nhờ nuôi trồng thủy sản

Nhiều hộ dân đã thay đổi tư duy trong nuôi trồng thủy nên chất lượng, năng xuất cao hơn.

Ông Nguyễn Trọng Luyện – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung định hướng tăng diện tích mặt nước và số lồng nuôi thâm canh với những loại cá có giá trị cao như, diêu hồng, lăng, chép, trắm đen, chiên… và một số loại thủy sản khác... Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người nuôi thâm canh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; quản lý chặt việc sử dụng kháng sinh, chế phẩm hóa học; đẩy mạnh việc hỗ trợ xúc tiến và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu thủy sản Thanh Thủy an toàn để mở rộng thị trường tiêu thụ".

Đến nay, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Thanh Thủy tiếp tục phát triển, được xác định là chương trình nông nghiệp trọng điểm của huyện; tích cực huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản như chương trình nông nghiệp trọng điểm, nông nghiệp cận đô thị... làm tốt công tác dồn đổi ruộng đất…

Đặc biệt, là chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản; thành lập mới HTX để phát triển mạnh các hình thức nuôi công công nghệ cao, nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa gắn với loại hình kinh tế trang trại, khu nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn huyện, kết hợp phát triển có giá trị cao như: Trắm, chép lai, rô phi...

Ngoài ra, mở rộng diện tích nuôi thủy sản giống mới chép lai, rô phi lai xa... và giống thủy sản đặc sản, đặc hữu có giá trị kinh tế cao như: Cá bống, chiên, lăng, chép giòn, trắm đen... được nuôi thâm canh theo mô hình "sông trong ao".

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất thủy sản chuyên canh tập trung tại các xã Đoan Hạ, Hoàng Xá, Sơn Thủy đã được đầu tư xây dựng để tạo ra các sản phẩm hàng hoá, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư từ sản xuất giống đến sản xuất, tiêu thụ với quy mô hàng hóa lớn theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và các tỉnh lân cận, với tổng diện tích gần 2 nghìn ha mặt nước nuôi thả các loại thủy sản, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 5.000 tấn/năm. Tính đến hết năm 2021 đạt hơn 200 triệu đồng/ha đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Thủy sản đã trở thành hướng đi thoát nghèo, làm giàu chính đáng của nhiều địa phương ở huyện miền núi Thanh Thủy. Phát huy thế mạnh này, huyện đã đầu tư hàng tỷ đồng cho phát triển thủy sản; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, khuyến ngư, chính sách về tín dụng, cho thuê mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản; tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật cho người dân.

Tập quán nuôi thủy sản của người dân chuyển biến tích cực từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang đầu tư nuôi thâm canh, công nghệ cao. Hiệu quả sử dụng mặt nước được nâng lên, nhiều mô hình nuôi thâm canh cho năng suất, hiệu quả cao đang được nhân rộng... góp phần tích cực trong phong trào xây dựng NTM nâng cao ở huyện miền núi Thanh Thủy.

Xuân Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Khai thác tiềm năng, thế mạnh chăn nuôi thủy sản ở huyện miền núi Thanh Thủy

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm Hữu cơ mang tính cách mạng: Nâng niu giấc ngủ, giảm tỉ lệ ung thư, thân thiện môi trường

Dòng đệm mới do SolaPedic thiết kế mang tính đột phá ngành công nghiệp đệm Hữu cơ và tự nhiên…

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Để vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ PGS Việt Nam, nông dân cần biết & làm gì?

Hiện rất nhiều nông dân muốn sản xuất và tham gia vận hành trang trại theo tiêu chuẩn Hữu cơ…

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Định hướng chọn lựa mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên: Hiệu thuốc – dược sỹ là địa chỉ uy tín

Các hiệu thuốc đang trở thành một kênh phân phối lớn mỹ phẩm Hữu cơ và tự nhiên, bởi tại…

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường thực phẩm Hữu cơ trẻ em sẽ vượt mốc 10 tỷ USD

Thị trường thực phẩm Hữu cơ dành cho trẻ em dự kiến sẽ đạt 10,34 tỷ USD vào năm 2030…

Khảo sát cây chè Cổ thụ núi Bóng một người ôm không xuể, cao trên 30m ở độ cao hơn 700m

Khảo sát cây chè Cổ thụ núi Bóng một người ôm không xuể, cao trên 30m ở độ cao hơn 700m

(Thái Nguyên) Ngày 03/3/2024, Chi hội Nông Nghiệp Hữu cơ trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên phối hợp cùng…

Đến năm 2030, thị trường Chăm sóc da Hữu cơ sẽ cán mốc 21,16 tỷ USD

Đến năm 2030, thị trường Chăm sóc da Hữu cơ sẽ cán mốc 21,16 tỷ USD

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Skyquest, quy mô thị trường Chăm sóc da Hữu cơ toàn cầu…

Hợp chất Hữu cơ trong cây có thể giải được nỗi lo của hàng triệu người đeo kính áp tròng

Hợp chất Hữu cơ trong cây có thể giải được nỗi lo của hàng triệu người đeo kính áp tròng

Hydroquinine, một hợp chất Hữu cơ được tìm thấy trong một số loại cây, có thể là giải pháp khử…

Lễ hội Lồng Tông: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Lễ hội Lồng Tông: Cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

(Tuyên Quang) Trong không khí vui Xuân Giáp Thìn, sáng mùng 8 tháng Giêng (tức 17/2/2024), UBND huyện Chiêm Hóa,…

Bạn của nhà nông Hữu cơ: Tự ủ phân vừa chủ động nguồn, cây lại bền, khoẻ

Bạn của nhà nông Hữu cơ: Tự ủ phân vừa chủ động nguồn, cây lại bền, khoẻ

TS. Trần Thị Thanh Bình, giảng viên Đại học Lâm nghiệp, người có nhiều năm gắn bó với Nông nghiệp…

Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Việt – Đức lan tỏa “Tết yêu thương” bằng những phần quà ý nghĩa

Trung tâm Truyền thông – Truyền hình Việt – Đức lan tỏa “Tết yêu thương” bằng những phần quà ý nghĩa

Thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ “Không để ai phải lùi lại phía sau”, Trung tâm Truyền thông…

Tin mới cập nhật

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM Hữu cơ quốc tế cập nhật chiến lược phát triển giai đoạn 2024-2034

IFOAM hữu cơ quốc tế (Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế) đã đưa ra một…

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ Bắc Mỹ hồi phục mạnh, dự kiến cán mốc 3,05 tỷ USD vào năm 2029

Thị trường phân bón Hữu cơ khu vực Bắc Mỹ sau khi trải qua một thời gian ngắn tăng trưởng…

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Với 300 triệu USD, Hoa Kỳ đã làm gì để thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ sau đại dịch, ảnh hưởng của chiến tranh và lạm phát?

Nông nghiệp Hữu cơ Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, hạn hán, chiến sự ở Ukraine…

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà: 20 năm phát triển gia vị Hữu cơ tại Việt Nam

Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà thuộc tập đoàn Mitani Nhật Bản, là doanh nghiệp chế biến và…

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Hoa Kỳ: Trong 12 năm, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm Hữu cơ tăng gấp 3 lần

Chỉ trong 12 năm, từ 2011 đến 2023, tổng giá trị các sản phẩm Hữu cơ nhập khẩu vào Hoa…

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Quy định mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu Hữu cơ lúng túng

Việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) ban hành quy định các nhà nhập khẩu Hữu cơ phải có chứng…

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Thương hiệu nước trái cây Hữu cơ lớn nhất nước Đức quyết giảm 75% lượng khí đốt tự nhiên

Hơn cả một thương hiệu nước trái cây Hữu cơ, nhà sản xuất Voelkel còn hoạt động dựa trên nguyên…

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển và nhân rộng Nông nghiệp Hữu cơ- Hướng đi bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 23/3/2024 tại HTX chè Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tổ chức APN (Asia…

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Tinh dầu Bạch Vân Sơn giải quyết nỗi lo đau cơ – xương – khớp cho mọi nhà

Việc ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Bạch Vân Sơn và Trung tâm Truyền…

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Quản lý cỏ dại theo hướng sinh thái trong sản xuất rau Hữu cơ PGS

Đất bị suy thoái và cỏ dại nhiều dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng, giảm năng suất, sản lượng…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong