Những năm gần đây, do rớt giá nên sản lượng hồ tiêu ở Gia Lai đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, khi giá hồ tiêu nhích tăng trở lại trong thời gian này thì cũng mang đến nỗ lo cho các đơn vị, tổ chức chức sản xuất…
Người trồng hồ tiêu phải áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng
Vì sao nên thận trọng khi trồng lại?
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) đánh giá, mấy năm vừa qua, giá hồ tiêu rất thấp nên càng đầu tư thì càng bị lỗ. Vì vậy, người dân đã bỏ bê chăm sóc vườn cây nên năng suất giảm nhiều.
Qua khảo sát, ước tính năm 2017 diện tích hồ tiêu cả nước khoảng 153 ngàn ha và năm 2021 diện tích có thu hoạch chỉ còn chưa tới một nửa. Cộng với nắng hạn nghiêm trọng nên năng suất vườn cây giảm rất nhiều.
“Với các yếu tố trên thì sản lượng của niên vụ 2020-2021 giảm trên 30% so với trước. Nếu lấy số liệu sản lượng thu hoạch của niên vụ 2019-2020 theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là 240 ngàn tấn thì năm nay chỉ còn khoảng 150 ngàn tấn”, ông Bính dẫn chứng.
Mặc dù giá hồ tiêu tăng nhưng chính quyền địa phương khuyến cáo người dân nên thận trọng khi trồng lại.
Ông Nguyễn Minh Tứ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai), cho biết, với giá như hiện nay thì người trồng hồ tiêu có lãi nên khả năng sẽ quay lại với cây trồng này.
Do đó, huyện đã xây dựng bản đồ quy hoạch thổ nhưỡng phù hợp từng loại cây trồng và trên cơ sở đó xác định những vùng đất nào thích hợp với cây hồ tiêu để khuyến cáo, định hướng cho người dân sản xuất.
Đối với những diện tích hồ tiêu hiện có thì người dân nên tiếp tục chăm sóc, phục hồi theo hướng sinh học, hữu cơ.
Ngoài ra, nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp để mua giống sạch bệnh, được hướng dẫn quy trình canh tác theo hướng hữu cơ nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hạn chế dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Hiện tại, Công ty TNHH Olam Việt Nam đang liên kết với người dân sản xuất khoảng 400 ha hồ tiêu.
Theo ông Tứ, bà con nông dân cần cẩn trọng, không nên ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu như 6-7 năm về trước. Chính vì chạy theo phong trào, rồi trồng trên chất đất không phù hợp, áp dụng quy trình sản xuất không hợp lý, lạm dụng các loại phân hóa học… đã dẫn đến dịch bệnh trên vườn cây.
“Hiện tại, diện tích hồ tiêu của huyện khoảng 1.500 ha. Chúng tôi khống chế tổng diện tích khoảng 1.700-1.800 ha và chỉ sản xuất tập trung tại các vùng theo bản đồ thổ nhưỡng đã được UBND huyện quy hoạch”, ông Tứ nhấn mạnh.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho hay, hiện nay, toàn huyện có 2.248 ha hồ tiêu. Khi giá hồ tiêu tăng lên, nhiều hộ có xu hướng muốn quay lại trồng.
Song để phát triển bền vững cây hồ tiêu, người dân cần cẩn trọng khi trồng mới. Đặc biệt, người dân nên trồng hồ tiêu xen với cây trồng khác nhằm hạn chế rủi ro khi giá cả biến động.
Cùng với đó, UBND huyện đã làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu sạch, liên kết theo chuỗi với diện tích khoảng 50 ha.
Giá hồ tiêu tăng trở lại nhưng người dân cũng cần thận trọng. Ảnh: Nguyễn Sơn
“Người dân không được tái canh trên vườn hồ tiêu đã bị chết do dịch bệnh. Phải chọn đất phù hợp, tránh tỷ lệ đất sét cao dẫn đến việc giữ nước, dễ bị nấm bệnh.
Đồng thời, phải chọn giống tốt và trồng trên trụ cây sống, có đắp mô ở gốc để cỏ cho êm đất trong mùa nắng và rút nước trong mùa mưa. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp với trồng theo hướng hữu cơ nhằm tránh việc lạm dụng phân và thuốc hóa học, vì đây là nguyên nhân gây sâu bệnh…
Đặc biệt, bà con không nên trồng khi thấy giá lên và bỏ khi giá xuống, làm như vậy sẽ mang lại nhiều rủi ro”, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê khuyến cáo.
Người trồng hồ tiêu phải áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ
Ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, toàn tỉnh hiện có 13.673 ha hồ tiêu, trong đó có 13.157 ha kinh doanh, 126 ha trồng mới, còn lại là kiến thiết cơ bản. Để phát triển hồ tiêu bền vững, các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo quy hoạch của UBND tỉnh Gia Lai và duy trì diện tích hồ tiêu khoảng 12 ngàn ha.
Người dân cần thay đổi tư duy trong sản xuất đó là hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác trong liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH Olam, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp…
“Ngoài ra, người trồng hồ tiêu phải áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sản xuất theo quy hoạch, quản lý tốt vật tư nông nghiệp, tăng cường quản lý giống”, ông Nghĩa đề xuất.
Nếu như ở thời điểm năm 2015, giá hồ tiêu tăng vượt đỉnh đạt tới 220 nghìn đồng/kg thì đến đầu tháng 4/2020, mặt hàng này rớt giá chạm đáy còn 34 nghìn đồng/kg. Qua theo dõi biểu đồ giá hồ tiêu từ đầu năm 2021 đến nay, một ngưỡng giá mới đang bắt đầu hình thành khi đạt trên 70 nghìn đồng/kg. Hiện nay, giá hồ tiêu đang dao động ở ngưỡng 80 – 90 nghìn đồng/kg. |
Hải Sơn (T/h)
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Nhằm đánh thức tiềm năng, bắt kịp xu thế và thích ứng biến đổi khí hậu, Hải Dương đang nỗ…
Hà Nội ban hành nhiều chính sách thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ…
LTS: Tham dự “Ngày Hữu cơ châu Á - Ngày Hữu cơ Việt Nam” 19/9 vừa qua, Giám đốc Sở…
LTS: Ngày 19/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp cùng…
Khu vực châu Phi và Trung Đông chiếm 1/3 dân số thế giới và 60% sức mua toàn cầu, đặc…
Ngày 20-9, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IX nhiệm kỳ 2023-2028,…
Ngày 15/9, Công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà ở thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Thấy ở quê có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang để cỏ mọc…
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…