15:09 26/09/23 Print

Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng - Nỗ lực kiểm soát chất lượng nông sản

Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây ăn trái xuất khẩu, đồng thời cũng dẫn đầu về cơ sở đóng gói được cấp mã số. Tuy nhiên, nhiều thách thức đang đặt ra cho quá trình duy trì hoạt động để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Cấp mã số nhiều, nhưng thu hồi… không ít! 

Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), hiện cả nước có 6.883 MSVT xuất khẩu đã được cấp cho 25 sản phẩm như: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt… sang 11 thị trường (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Thái Lan…). Trong đó, ĐBSCL có số lượng MSVT lớn nhất cả nước (3.975 - chiếm 57%) đang hoạt động, và tỉnh có số lượng vùng trồng lớn nhất là Đồng Tháp với 2.469 MSVT. 

Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kiên Giang, cho biết: Hiện nay, do yêu cầu của thị trường thế giới, việc xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh sẽ không thực hiện được nếu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan không tuân thủ các quy định tại tiêu chuẩn cơ sở về quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng và quy trình thiết lập, giám sát cơ sở đóng gói của Cục Bảo vệ thực vật. Do đó, MSVT chính là chìa khóa mở cửa cho nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

 null

                                 Nhiều loại trái cây ở ĐBSCL được cấp mã số vùng trồng cần được tăng cường kiểm soát chất lượng để xuất khẩu bền vững. Ảnh: VĨNH TƯỜNG 

Cùng với MSVT, ĐBSCL đứng đầu cả nước với 626 mã số cơ sở đóng gói đang hoạt động, chiếm 39,4% của cả nước. Tiền Giang là tỉnh được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu nhiều nhất (850 cơ sở). Nhưng thông qua công tác giám sát định kỳ, đến nay tỉnh Tiền Giang đã thực hiện thu hồi 535 mã số cơ sở đóng gói không đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Từ năm 2021, Cục Bảo vệ thực vật đã nhận 4 đợt thông báo từ phía Trung Quốc về các lô hàng không tuân thủ kiểm dịch thực vật với hàng xuất khẩu là chuối, mít, thanh long, sầu riêng, chôm chôm…, hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật không phải do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp. Trong đó, Tiền Giang là tỉnh có số lượt vi phạm nhiều nhất với 267 vi phạm của vùng trồng và cơ sở đóng gói (chiếm 35,6%). 

Cấp bách “gia cố” MSVT 

Tại ĐBSCL, Hậu Giang có tỷ lệ giám sát cao, trên 80% đối với vùng trồng và 94,7% đối với cơ sở đóng gói. Ngược lại, tỉnh có số lượng MSVT được cấp nhiều như Đồng Tháp (2.477 MSVT) và Long An (288 MSVT) nhưng tỷ lệ giám sát lần lượt chỉ đạt 23% và 0,3%, quá thấp so với quy định cần phải giám sát hàng năm. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, để công tác cấp, quản lý MSVT, mã số cơ sở đóng gói hiệu quả hơn trong thời gian tới, sở tiếp tục tập trung hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất đảm bảo đạt hiệu quả cao; đồng thời kiểm tra, giám sát và thu hồi hoặc hủy đối với các vùng trồng và cơ sở đóng gói không đảm bảo các yêu cầu.

null                                                                  Tại Long An, có 109 cơ sở thanh long được cấp mã số cơ sở đóng gói 

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nhận định: Dù công tác giám sát MSVT, mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu tại các tỉnh được quan tâm hơn trong thời gian gần đây, song chưa có nhiều thay đổi rõ nét. Hầu hết các tỉnh mới chỉ quan tâm đến hướng dẫn thiết lập và cấp mới mà chưa tập trung nguồn lực cho giám sát các MSVT, mã số cơ sở đóng gói sau khi được phê duyệt. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thực tế nhiều lô hàng vi phạm phải nhận cảnh báo từ cơ quan kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu, hoặc buộc phải “quay đầu xe” ngay tại các cửa khẩu của Việt Nam.

Ông Trần Công Danh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết, cái khó hiện nay là vẫn còn một bộ phận nông dân chưa hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cấp MSVT. Một số người dân vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện quy trình đăng ký xây dựng MSVT. Những thông tin, kiến thức, quy định về cấp MSVT, cơ sở đóng gói… cho các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản thời gian qua chưa được thông tin, tuyên truyền rộng rãi. 

Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 năm qua (2013-2022), ĐBSCL đã mở rộng diện tích cây ăn trái rất lớn. Đến hết năm 2022, tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng là trên 400.000ha. 

Việc mở rộng được thị trường xuất khẩu trái cây là ấn tượng, nhưng việc duy trì chất lượng, tuân thủ các quy trình kiểm dịch bằng các biện pháp sản xuất an toàn là cấp bách. Theo đó, vùng trồng cây ăn trái cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất và yêu cầu của nước nhập khẩu, hướng đến thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), đặc biệt chú trọng việc ghi chép đầy đủ nhật ký canh tác; thường xuyên theo dõi, giám sát sâu bệnh và xử lý dứt điểm các loại sâu bệnh, đặc biệt là các loài gây hại mà nước nhập khẩu quan tâm. Các cơ sở đóng gói cần xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đóng gói theo nguyên tắc một chiều, truy xuất nguồn gốc; đầu tư trang thiết bị để thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng quy định của nước nhập khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các vùng trồng và cơ sở đóng gói thông qua việc cải tiến quy trình sản xuất, đóng gói, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Ông HOÀNG TRUNG, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT:

Tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng không tuân thủ quy định 

Đối với những lô hàng đã đến cửa khẩu mà cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện vi phạm, đề nghị các địa phương phải bắt buộc quay về nội địa. Khi nào doanh nghiệp tìm được biện pháp khắc phục mới cho phép khai thác, xuất khẩu trở lại; thậm chí yêu cầu tạm dừng khai thác, sử dụng đối với MSVT, hoặc mã số cơ sở đóng gói đó. Bên cạnh đó, ngành chức năng và địa phương phải tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng mã số tại các địa phương. Đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng không tuân thủ quy định về kiểm dịch... 

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương tăng cường giám sát mã số sau khi được cấp, rà soát các vùng trồng đã cấp mã số, không cấp mới cho các trường hợp vi phạm. Bộ NN-PTNT và Bộ Tư pháp đang xin phép Chính phủ cho phép xây dựng hai dự thảo nghị định, gồm nghị định về hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản và nghị định quy định các chế tài xử phạt vi phạm về mã số vùng trồng, đóng gói, xuất khẩu nông sản. 

                                                                                                                                                                                                Theo PHÚC VĂN(SGGP)

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng - Nỗ lực kiểm soát chất lượng nông sản

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Gạo Việt đạt giải ngon nhất thế giới năm 2023

Gạo Việt đạt giải ngon nhất thế giới năm 2023

Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…

Hậu Giang có 16 chuỗi sản xuất được cấp xác nhận sản phẩm an toàn

Hậu Giang có 16 chuỗi sản xuất được cấp xác nhận sản phẩm an toàn

Nhằm tạo ra sản phẩm an toàn trong mô hình liên kết chuỗi sản xuất, từ đó góp phần nâng…

TP. Buôn Ma Thuột: Chợ phiên @ Buôn Ma Thuột sẽ được khai mạc vào ngày 9/12/2023

TP. Buôn Ma Thuột: Chợ phiên @ Buôn Ma Thuột sẽ được khai mạc vào ngày 9/12/2023

UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, thành phố sẽ triển khai tổ chức Chợ phiên nông sản, sản…

TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

TPHCM khai mạc Chợ phiên nông sản 2023

Chợ phiên nông sản trưng bày 70 kệ hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông…

Quảng Nam rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý việc trồng, sản xuất Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý việc trồng, sản xuất Sâm Ngọc Linh

Ngày 22-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu ký công văn yêu cầu nắm tình hình…

Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp

Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thời gian qua tỉnh…

Quảng Ngãi: Phát triển gừng gió, đặc sản vùng núi Trà Bồng

Quảng Ngãi: Phát triển gừng gió, đặc sản vùng núi Trà Bồng

Từ một loại cây mọc dại trong tự nhiên, một số người Cor miền núi huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng…

Tập trung phát triển cà phê theo hướng xanh và bền vững

Tập trung phát triển cà phê theo hướng xanh và bền vững

Các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa vụ thu hoạch cà phê với diện tích trên 630.000ha. Hiện nay,…

Hướng đi mới cho người trồng chuối

Hướng đi mới cho người trồng chuối

Tháng 9 vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai Dự án cải tạo…

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Mô hình hội quán góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Mô hình hội quán góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân

Trong khuôn khổ Ngày hội Hội quán Đất Sen hồng, sáng 19-11, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tọa…

Tin mới cập nhật

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Nói không với bao bì thuốc bảo vệ thực vật và đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Chuẩn hóa nông sản để rộng đường xuất khẩu

Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam lần thứ 2, khoá III: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới hoạt động

Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Nông dân hào hứng chuyển đổi số, gắn chip điện tử trên cây để truy xuất nguồn gốc sầu riêng

Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Supe Lâm Thao luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Supe Lâm Thao là 1 trong 33 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Supe Lâm Thao thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…

 Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin