15:04 19/04/23 Print

Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ

 

Nhằm giúp bà con nông dân, nhất là bà con nông dân có kiến thức trong chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ, nhóm tác giả sẽ hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ.

Mật độ trong chuồng: 10 con/m2

Những kiến thức này giúp bà con nông dân chăn nuôi hiệu quả, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm an toàn, không có chất kích thích tăng trưởng, không có tồn dư kháng sinh, và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15-20% so với chăn nuôi truyền thống. Đặc biệt hơn của quy trình chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ là xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, biến chất thải thành phân bón hữu cơ cung cấp cho các trang trại trồng trọt hữu cơ, tăng thêm nguồn thu cho gia chủ.

Theo nhóm tác giả, chăn nuôi hướng theo hữu cơ giúp cho gà ít bệnh, tiêu tốn thức ăn giảm, chuồng nuôi luôn được sạch sẽ, không bị ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, đứng trong chuồng nuôi gà với mật độ 1000con/100m2 chuồng cũng không ngửi thấy mùi hôi của phân gà; nền chuồng nuôi lúc nào cũng khô ráo, tơi xốp không thấy phân gà thải ra do đó giúp gà khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, nuôi gà hướng theo hữu cơ con gà không phải dùng kháng sinh để phòng trị bệnh mà gà vẫn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn, chóng lớn, chất lượng thịt gà thơm ngon hơn, nước luộc thịt gà trong và ngọt, giá bán được cao hơn.

Sau đây là kỹ thuật nuôi gà hướng theo hữu cơ:

  1. Giống và chọn giống:

Giống thích nghi với điều kiện ở địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa: Gà ri, gà Đông tảo, gà Hồ, gà Mía, gà H’Mông, gà Ác, gà Tre, gà Lương Phượng, gà Rode Ri, gà Tây trắng, gà Tây đen.

Chọn gà con có đặc điểm sau

Loại bỏ gà con có đặc điểm sau

- Khối lượng đồng đều

- Lông bông, chân bóng

- Bụng nhẹ, rốn kín

- Mắt to, sáng

- Hai mỏ khép kín

- Không dị tật

- Cánh áp sát vào thân

- Khối lượng không đều

- Khô lông, khô chân

- Bụng nặng, hở rốn

- Hậu môn dính phân

- Mỏ không khép

- Chân bị dị tật

- Rã cánh

* Yêu cầu: Gà giống có nguồn gốc rõ ràng, được ấp nở ở các cơ sở sản xuất an toàn dịch bệnh, được vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Có giấy kiểm dịch khi mua giống từ các tỉnh khác.

  1. Yêu cầu chuồng trại, dụng cụ, thiết bị:

 Chuồng nuôi: đảm bảo cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, biệt lập với chuồng nuôi khác, có hàng rào vật lý quanh khu vực chăn nuôi. Có biển báo trước cổng trang trại và đầu chuồng nuôi.

- Diện tích: Bãi chăn thả: 4000m2/ 1000 gà (4m2/con). Diện tích chuồng nuôi: 100 m2 (10con/m2).

Mật độ trong chuồng: 10 con/m2

Mật độ ngoài trời: 4m2/con

- Đệm lót nền làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao (không bị nước làm nhũn nát như: mùn cưa, phoi bào, rơm, rạ nghiền nhỏ…. trộn với  chế phẩm vi sinh hữu ích bao gồm một hệ vi sinh vật hữu ích (Bacillus sp. Lactobacillus sp. Sacharomyces sp…), có khả năng phân giải nhanh các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, giảm tối đa khí độc như H2S, CO2, NH3 và giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi.

Mật độ ngoài trời: 4m2/con

- Chuẩn bị làm đệm lót:

100m2 nền chuồng cần: + 2,5m3 mùn cưa

                                           + 5 lít chế phẩm vi sinh hữu ích

                                           + 2-3 kg muối

                                           + 40-60 lít nước sạch

(đảm bảo độ ẩm nền chuồng 30%, để khi gà bới không tạo ra bụi)

  • Bước 1: Pha nước sạch với chế phẩm vi sinh hữu ích
  • Bước 2: Khuấy đều chế phẩm và nước
  • Bước 3: Rải đều mùn cưa ra nền
  • Bước 4: Rắc đều muối lên mùn cưa
  • Bước 5: Tưới chế phẩm đã pha lên mùn cưa đã rải

    Nguyên tắc sử dụng vi sinh làm đệm lót chuồng

  • Sử dụng vi sinh trong đệm lót chuồng: tiết kiệm công lao động; giảm mùi hôi, tiêu diệt mầm bệnh; Hút ẩm từ phân gà, làm giảm mức đậm đặc của phân; Diệt khuẩn nhờ quá trình lên men ở mức thấp; Điều hoà ẩm độ và nhiệt độ môi trường; Lớp đệm chuồng có độ ẩm 25-30% là phù hợp, phải tơi xốp và có khả năng hút ẩm tốt.
  • Chỉ đưa vi sinh vào đệm lót khi đệm lót đã có sẵn dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển. Đảm bảo được mật độ vi sinh hữu ích trong đệm lót chuồng;
  • Tránh ánh nắng trực tiếp, tránh mưa tạt; Tránh phun thuốc khử trùng trực tiếp trên nền đệm lót sinh học;
  • Định kỳ đảo đệm lót 3-5 ngày/lần bằng cào 3 răng, phun bổ sung vi sinh và nước vào đệm lót khi độ ẩm thấp hơn 25-30% thêm nước có bổ xung vi sinh (Kiểm tra bằng cách tay có găng, lấy 1 nắm đệm lót và nắm thật chặt, mở tay ra tơi hết là bị khô, có ẩm ở tay là ướt quá, độ ẩm vừa là nó thành hình nắm tay và gạt ra sẽ tơi)
  • Nếu đệm lót bị ướt: hót hết phần ướt ra ngoài, san đệm lót cũ rồi bổ sung đệm lót mới
  • Giai đoạn úm tuần đầu tiên nuôi trên đệm lót trấu, tuần thứ 2-3 nới dần quây úm ra đệm lót mùn cưa bổ xung vi sinh.
  • Sau mỗi lứa nuôi Không thay đệm lót để tiết kiệm vật tư, công lao động và tận dụng các vi sinh vật có ích sẵn có trong đệm lót (thường sau 2-3 lứa hoặc 1 năm mới thay đệm lót 1 lần).
    • Dùng vắc xin đầy đủ.
    • Thực hiện tốt các biện pháp về an toàn sinh học. 

- Mái chuồng: Mái chuồng tốt nhất làm 4 mái, vật liệu làm mái cách nhiệt tốt.

- Quanh chuồng nuôi có hệ thống dẫn và xử lý nước bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

- Khoảng cách giá các chuồng (khu trại có nhiều chuồng): ít nhất 2,5 lần chiều rộng của chuồng;

   * Lưu ý: Chuồng nuôi phải chống nóng tốt.

- Máng ăn: Gà 1 - 2 tuần tuổi dùng khay ăn tròn đường kính 35cm: 50 gà/khay; gà trên 2 tuần tuổi: dùng máng tròn: 2,5cm vành máng/con hoặc máng dài: 5cm vành máng/con

   - Máng uống: Gà 1-2 tuần dùng máng tròn 1,5-2 lít: 40-50 con/máng; gà trên 2 tuần tuổi dùng máng tròn lớn (3,8-5 lít):1-1,5cm vành máng/con

 Lưu ý: Máng ăn, máng uống luôn treo, kê, đặt sao cho gờ miệng máng ngang lưng gà;

  1. Kỹ thuật nuôi úm gà con 1-21 ngày tuổi

3.1. Chuẩn bị dụng cụ, chuồng trại

  • Toàn bộ chuồng, lồng úm, máng ăn, máng uống nuôi phải được rửa sạch, tiêu độc khử trùng trước khi thả gà ít nhất 2 tuần. Mùn cưa, phôi bào phơi nắng kỹ để nguội trước khi sử dụng.
  • Bố trí máng ăn, máng uống, lắp đặt bóng điện chiếu sáng, bóng sưởi ấm trước khi thả gà - Công việc này phải thực hiện trước khi đưa gà về ít nhất 2 giờ.
  • Trước khi thả gà 1-2 ngày ta dùng 1 lít chế phẩm pha 18-19 lít nước sạch phun cho 200m2:
    • Bước 1- Pha đều 1 lít chế phẩm với 18-19 lít nước vào bình phun (bình sạch dùng riêng không dùng chung lẫn với bình phun các hóa chất khác);
    • Bước 2- Phun đều từ trên tường xuống dưới nền, từ trong ra ngoài chuồng nuôi, bãi thả gà, và chỗ nào có mùi hôi thì phun, có thể phun trực tiếp lên gà.

3.2. Thả gà vào quây úm:

- Khi gà mới về, cho nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1 giờ ở nơi râm mát.

- Sau đó thả nhẹ nhàng, từ từ và phân bổ gần vào quây úm.

3.3. Cho gà ăn, uống

- Ngay sau khi thả, tiến hành cho gà uống nước pha chất điện giải để chống “stress”, sau 2h thu máng và rửa sạch, rồi cho nước sạch để gà uống tự do.

- Sau khi cho uống nước 2-3 giờ thì đổ thức ăn vào cho gà ăn.

- Thức ăn luôn bổ sung chế phẩn sinh học để ủ trước khi cho ăn 24 giờ. Tuần đầu cho gà ăn tự do ăn 6-8 lần/ngày. Từ tuần thứ 2 cho ăn 4-5 lần/ngày. Mỗi lẫn cho ăn chỉ đổ 1 lượng thức ăn vừa để gà ăn hết trong khoảng 2h. Đồng thời, chỉ đỗ thức ăn mới khi đã ăn hết thức ăn cũ ít nhất 30 phút.

Bổ sung chế phẩm vào thức ăn cho gà?

  • Bước 1: Chuẩn bị cám, túi ủ, dây buộc hoặc thùng xô có nắp kín, chế phẩm, bình pha và tưới chế phẩm, cốc đong, dụng cụ đảo trộn,…
  • Bước 2: Pha chế phẩm với nước tỷ lệ 10% (1 lít chế phẩm pha với 9 lít nước sạch);
  • Bước 3: 10 lít chế phẩm đã pha trộn đều với 300kg thức ăn dạng viên hoặc dạng bột;
  • Bước 4: Cho vào thùng có nắp đậy kín hoặc túi nilong buộc chặt ủ trong 24 giờ sau cho ăn.
  • Thức ăn đã bổ sung chế phẩm bảo quản được 2 tuần.

(chú ý nếu thức ăn tự trộn chưa có khoáng, ta bổ xung thêm 1kg muối)

- Nước uống: Luôn có nước sạch, mát để gà uống tự do.

3.4. Nhiệt độ và chiếu sáng:

Duy trì nhiệt độ và ánh sáng cho gà như sau:

Ngày tuổi

Nhiệt độ quây úm (0C)

Thời gian chiếu sáng (h)

1 – 7

32 – 34

24-22

8 – 14

30 – 32

21-19

15 – 21

28 – 30

18-16

>21

Tự nhiên

Tự nhiên

* Lưu ý: Để biết được gà úm có đủ nhiệt hay không chúng ta quan sát hành vi của chúng:

- Úm đủ nhiệt: Gà nhanh nhẹn đi lại ăn uống bình thường, tản đều trong quây/lồng úm.

- Thiếu nhiệt: gà tụm lại dưới nguồn nhiệt.

- Thừa nhiệt: gà  tản ra xa nguồn nhiệt.

- Gió lùa: gà dồn sang một bên (góc).

  1. Chăm sóc, nuôi dưỡng giai đoạn 22 ngày tuổi đến khi xuất bán

- Thức ăn và cách cho ăn: Cho ăn tự do 2- 3 lần/ngày.

- Nước uống: Cho uống tự do. Nước uống đảm bảo sạch.

* Lưu ý: Vào mùa Hè nên cho ăn vào sáng sớm và chiều mát, tăng cường cho ăn vào ban đêm. Hạn chế cho ăn vào buổi trưa. 

  1. Vệ sinh phòng bệnh:

- Hàng ngày trước khi cho gà ăn, uống phải dọn sạch máng, quét bỏ những thức ăn dư thừa, rơi vãi.

- Hàng ngày kiểm tra đệm lót đảm bảo độ ẩm 30% (đệm lót không bị ẩm và không bụi).

- Ngày thay đổi thời tiết bổ sung Vitamin, chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho gà.

- Khi có bệnh xảy ra, tiến hành cách ly gà ốm nặng, dùng chế phẩm sinh học thảo dược trộn thức ăn, vệ sinh tiêu độc chuồng trại.

- Lịch phòng bệnh bằng vắc xin tham khảo (theo dịch tễ từng vùng mà Thú y địa phương có khuyến cáo)

Ngày tuổi

Vắc xin/bệnh phòng

2-3

Vắc xin cầu trùng phòng bệnh cầu trùng

5-7

Vắc xin ND-IB phòng bệnh Newcastle và Viêm phế quản TN  (lần 1)

9-11

Vắc xin Gumboro phòng bệnh Gumboro (lần 1)

15-17

Vắc xin ND-IB phòng bệnh Newcastle và Viêm phế quản TN (lần 2)

Vắc xin Đậu phòng bệnh Đậu gà

21-23

Vắc xin Gumboro phòng bệnh Gumboro  (lần 2)

Vắc xin Cúm gia cầm

28-30

Vắc xin APV phòng bệnh Cozya

30-35

Vắc xin New nhũ dầu (H1) phòng bệnh Newcastle

42

Vắc xin ILT phòng bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

Xử lý chất thải chăn nuôi (phân + đệm lót +…) như thế nào?

  • Chất thải ở cơ sở chăn nuôi gà phải được thu gom định kỳ, đặc biệt sau mỗi lứa nuôi, để ở khu vực riêng, cách xa khu chăn nuôi;
  • Xử lý an toàn bằng: phân + đệm lót + xác gà chết nghiền nhỏ + Chế phẩm sinh học ủ phân;
  • Pha 1 lít chế phẩm + 10 lít nước sạch, trộn 1 tấn phân (gà, đệm lót nuôi gà, xác gà chết nghiền nhỏ, phân trâu, bò, dê, cừu, …) phủ bạt kín (đảm bảo độ ẩm phân ủ 30%, nếu độ ẩm phân cao cho thêm mùn sinh học: mùn cưa, rơm, dạ, cỏ băm nhỏ 3-5mm);
  • Thời gian ủ: Mùa hè 25-30 ngày, mùa đông 35-40 ngày mang ra sử dụng được.

Mai Thị Lan Hương, Trần Thị Hạnh, Vương Xuân Thạch, Trần Quang Võ 

(Trung tâm nghiên cứu chuyển giao và dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ (Bio-TCORTS) - Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam)

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ

0
Chọn đánh giá của bạn

1 bình luận

Tin tức liên quan

Gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc thu hút khách tham quan tại sự kiện FHH 2023

Gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc thu hút khách tham quan tại sự kiện FHH 2023

Dự triển lãm Food & Hotel Hanoi 2023, gian hàng của Hiệp hội Xuất khẩu thịt Gà Hàn Quốc đã…

Tuần lễ Hữu cơ Ý tại Hà Nội: Cơ hội trải nghiệm cùng các sản phẩm Hữu cơ châu Âu

Tuần lễ Hữu cơ Ý tại Hà Nội: Cơ hội trải nghiệm cùng các sản phẩm Hữu cơ châu Âu

Tuần lễ hữu cơ Ý tại Hà Nội “ Italy Organic week in Viet Nam” sẽ diễn ra từ ngày…

Sâm bố chính hữu cơ trên vùng đất Tân Phú

Sâm bố chính hữu cơ trên vùng đất Tân Phú

Là giống sâm quý của Việt Nam nên từ thời xưa người dân đã tôn vinh sâm bố chính và…

Ngôi sao bóng rổ NBA trở thành Đại sứ thương hiệu cho nước tăng lực hữu cơ hàng đầu Canada

Ngôi sao bóng rổ NBA trở thành Đại sứ thương hiệu cho nước tăng lực hữu cơ hàng đầu Canada

Cầu thủ Gradey Dick của CLB Toronto Raptors tại giải bóng rổ NBA nước Mỹ đã được lựa chọn để…

Nhộng ong- đặc sản siêu bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nếu chế biến sai cách

Nhộng ong- đặc sản siêu bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng nếu chế biến sai cách

Nhộng ong được coi là "thần dược" do có hàm lượng calo cao, giàu các loại vitamin... Tuy nhiên, nhộng…

Cần sớm xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Cần sớm xây dựng dữ liệu cho mật ong Việt Nam

Mật ong là một sản phẩm tự nhiên phức tạp do ong sản xuất từ mật hoa hoặc cây và…

Chất lượng vượt trội của nho hữu cơ thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng châu Âu

Chất lượng vượt trội của nho hữu cơ thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng châu Âu

Với những ưu điểm vượt trội so với nho thông thường, nho hữu cơ đang ngày càng nhận được sự…

Xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm và đồ uống

Xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm và đồ uống

55% lãnh đạo tại các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) tăng cường các hoạt động liên quan…

14 loại thực phẩm lành mạnh có thể giảm nguy cơ ung thư vú

14 loại thực phẩm lành mạnh có thể giảm nguy cơ ung thư vú

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư, bao gồm lối sống và di truyền. Cải thiện chế…

Ngành cà phê thích ứng với quy định chống phá rừng của EU

Ngành cà phê thích ứng với quy định chống phá rừng của EU

Mỗi năm Việt Nam thu hàng tỷ USD từ việc xuất khẩu cà phê vào Liên minh châu Âu (EU).…

Tin mới cập nhật

Australia: Ngôi nhà Hữu cơ có thiết kế độc nhất vô nhị được rao bán

Australia: Ngôi nhà Hữu cơ có thiết kế độc nhất vô nhị được rao bán

Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…

Anh và EU siết chặt quy định nuôi Hữu cơ loài cá được ưa chuộng nhất thế giới

Anh và EU siết chặt quy định nuôi Hữu cơ loài cá được ưa chuộng nhất thế giới

Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…

Ấn Độ: Tận dụng 5,5 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp để sản xuất 2,5 triệu tấn phân Hữu cơ

Ấn Độ: Tận dụng 5,5 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp để sản xuất 2,5 triệu tấn phân Hữu cơ

Đây chính là mục tiêu của Công ty lọc dầu tư nhân lớn nhất Ấn Độ - Reliance Industries để…

Australia: Đẩy nhanh quá trình thực thi Luật ghi nhãn Hữu cơ

Australia: Đẩy nhanh quá trình thực thi Luật ghi nhãn Hữu cơ

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…

Vị Xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm Chè

Vị Xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm Chè

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…

Mozambique: Cách hay để trồng cà phê Hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong Vườn quốc gia

Mozambique: Cách hay để trồng cà phê Hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong Vườn quốc gia

Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…

Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu: Thay áo mới để đáp ứng nhu cầu thị trường

Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu: Thay áo mới để đáp ứng nhu cầu thị trường

Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…

Rêu đá - môt món ăn đặc sản tự nhiên của người vùng cao

Rêu đá - môt món ăn đặc sản tự nhiên của người vùng cao

Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…

Lâm Bình: Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột hướng hữu cơ

Lâm Bình: Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa chuột hướng hữu cơ

Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…

Thả bèo hoa dâu, trồng lúa không tốn một đồng phân bón

Thả bèo hoa dâu, trồng lúa không tốn một đồng phân bón

Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin