10:04 15/04/23 Print

Lâm Đồng: Nông nghiệp hữu cơ từng bước được nhân rộng

Triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ hơn 2 năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã xây dựng và từng bước nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất đối với từng vùng sinh thái khác nhau. 

null

Đàn bò thịt 38 con nuôi dưỡng theo quy trình hữu cơ sau 7 tháng, hộ ông Nguyễn Quốc Thắng ở xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương thu lời gần 7,5 triệu đồng/con

Tính đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng 11 mô hình sản xuất hữu cơ giúp nông dân tiếp cận quy trình kỹ thuật mới để từng bước nhân rộng trên địa bàn. Trong đó, riêng năm 2022 đã triển khai 5 mô hình đạt những kết quả ban đầu. 

Theo đó, tại 2 xã Phi Liêng và Đạ K’nàng, huyện Đam Rông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng xây dựng Mô hình Chuỗi liên kết sản xuất mắc ca hữu cơ với 4 hộ tham gia canh tác trên diện tích 15 ha. Mô hình này được ngân sách nhà nước hỗ trợ vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên diện tích 1 ha của 1 hộ tham gia mô hình điểm, các diện tích còn lại được cán bộ kỹ thuật khuyến nông của tỉnh và địa phương hướng dẫn các hộ tiếp cận học tập và làm theo. Kết quả thực hành theo đúng quy trình chăm sóc mắc ca hữu cơ từ vệ sinh vườn cây, xử lý cỏ dại kịp thời đến sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh khi thời tiết thuận lợi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học theo nguyên tắc 4 đúng, vận hành hệ thống tưới nước theo hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông, ghi chép nhật ký đầy đủ, các nông hộ đã thu hoạch mắc ca vườn mô hình với 1,9 tấn hạt/ha, thấp hơn 100 kg hạt/ha so với vườn sản xuất đại trà. Tuy nhiên, nhờ liên kết sản xuất ổn định đầu ra, giá thu mua tại chỗ của Cơ sở chế biến mắc ca Hội Dung cao hơn giá thị trường 20.000 đồng/kg, hạch toán lãi ròng sản xuất mắc ca hữu cơ cao hơn sản xuất mắc ca đại trà khoảng 30 triệu đồng/ha/năm, tương ứng với hiệu quả kinh tế tăng thêm khoảng 8,4%.

Với Mô hình Sản xuất cà phê hữu cơ tại Tổ hợp tác Cà phê Hoa Linh, xã Tân Châu, huyện Di Linh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tổ chức triển khai diện tích 10,5 ha với 3 hộ tham gia. Kết quả so với sản xuất cà phê truyền thống, sản xuất cà phê hữu cơ thu hoạch thấp hơn 1 tấn nhân/ha. Tuy nhiên, nhờ giá bán cao hơn 3.000 đồng/kg quả tươi, do đó lợi nhuận tăng trên 11 triệu đồng/ha, tương đương 20%/ha. “Đây là kết quả giai đoạn đầu sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ. Khi thực hiện xong giai đoạn chuyển đổi, được cấp chứng nhận sản xuất cà phê hữu cơ, giá bán cao hơn 7.000 đồng/kg quả tươi. Tương ứng với lợi nhuận tăng thêm 40 - 50 triệu đồng/ha/năm. Để đạt mức lợi nhuận này, nông dân phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật chăm sóc cà phê nghiêm ngặt ít nhất 18 tháng mới được đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ…”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng Trần Văn Tuận cho biết.

Ở huyện Cát Tiên cũng đã được triển khai Mô hình Ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm lúa hữu cơ với 7 hợp tác xã và quy mô gần 70 ha. Mô hình vận hành hoạt động 1 hệ thống máy xay xát tự động đạt công suất 1 tấn lúa hữu cơ/1 giờ. Nhờ giá bán gạo hữu cơ cao hơn 500 đồng/kg so với gạo sản xuất thông thường, tỷ lệ tấm thấp hơn 1,7%, mô hình giảm 75% công lao động, qua đó, giúp cho các hợp tác xã có thêm thu nhập mỗi tấn lúa tăng thêm 932.000 đồng.

Tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, mô hình hữu cơ được thực hành trên cây dược liệu atiso với quy mô 2 ha. Kết quả, tỷ lệ cây atiso sống đạt 96%. Sau 1 năm chăm sóc bằng phân bón, thuốc sinh học, thu gom rác thải đúng nơi quy định, ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, mô hình thu hoạch thân, rễ, lá, hoa atiso đạt doanh thu khoảng 90 triệu đồng/1.000 m2, trừ tất cả chi phí, còn lại lợi nhuận đạt 60 triệu đồng/1.000 m2.

Đặc biệt, tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, trong một năm vừa qua đã xây dựng hiệu quả Mô hình Nuôi 38 con bò thịt hữu cơ của hộ ông Nguyễn Quốc Thắng. Cụ thể sau 7 tháng nuôi dưỡng theo quy trình hữu cơ, đàn bò của ông Thắng tăng trọng bình quân 738 gam/con/ngày, đạt khối lượng bình quân 155 kg/con. Với giá bán bò theo sản phẩm hữu cơ 170.000 đồng/kg hơi, mỗi con bò thải lượng phân hữu cơ bán ra 2,5 triệu đồng, hạch toán hộ ông Thắng thu lời gần 7,5 triệu đồng/con.

Qua đánh giá 5 mô hình nói trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tiếp tục nhân rộng những kết quả đạt được, làm cơ sở phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm 400 ha cây trồng được công nhận sản xuất hữu cơ, nâng tổng diện tích cây trồng sản xuất hữu cơ của tỉnh lên trên gần 1.800 ha. Riêng lĩnh vực chăn nuôi, phát triển thêm 600 con bò thịt, bò sữa đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ, nâng tổng số đầu vật nuôi đạt chứng nhận của tỉnh lên khoảng 1.605 con.

Theo Báo Lâm Đồng Online

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Lâm Đồng: Nông nghiệp hữu cơ từng bước được nhân rộng

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…

 Canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị nông sản

Canh tác cây trồng theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị nông sản

Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi cây trồng từ…

Hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi ở Tuyên Quang

Hiệu quả trong liên kết sản xuất theo chuỗi ở Tuyên Quang

Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…

Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…

Chàng trai đổi đời nhờ nông nghiệp hữu cơ vì dám làm khác, nghĩ khác...

Chàng trai đổi đời nhờ nông nghiệp hữu cơ vì dám làm khác, nghĩ khác...

Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…

Yên Mô tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Yên Mô tạo sức bật cho nông nghiệp hữu cơ

Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…

Vì sao nông dân không mặn mà tái đăng ký VietGAP

Vì sao nông dân không mặn mà tái đăng ký VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…

Sơn La: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Sơn La: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững

Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…

Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

Chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…

Tin mới cập nhật

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2023: Hữu cơ là cho tương lai và các thế hệ mai sau

Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thanh Hoá: Nối vòng tay lớn, phát triển mối quan hệ Việt – Đức lên tầm cao mới

Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp đặc sản vùng cao

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Lễ hội giã cốm xã Trung Hà và đón nhận Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày

Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Yên Bái: Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Huyện Sóc Sơn: “Trái ngọt” từ các vùng sản xuất an toàn

Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm ở HTX Nông nghiệp xanh Yên Lâm

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin