10:03 11/03/22 Print

Làng cổ Dịch Diệp – nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ

Thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, ngày nay tỉnh Nam Định vẫn còn lưu giữ được nhiều làng cổ, mỗi làng cổ mang một phong cách và dấu ấn riêng biệt. Trong đó, có làng cổ Dịch Diệp thuộc xã Trực Chính, huyện Trực Ninh.

Làng Dịch Diệp trước đây có tên gọi là Dịch Diệp Trang thuộc huyện Tây Chấn, trấn Sơn Nam, hình thành từ thế kỷ XI dưới thời Vua Lý Thái Tổ. Làng hình thành theo phong cách chung của làng văn hóa Việt cổ truyền thống với nhiều nét đẹp cổ kính. Trải qua hàng trăm năm, ngày nay tên gọi của làng vẫn được giữ nguyên vẹn.

Đường làng, ngõ xóm nối với nhau như ô bàn cờ

Tôi sinh ra và lớn lên trên quê hương Trực Chính nhưng ở làng khác, cách làng Dịch Diệp không bao xa, khoảng 500m. Hồi còn học cấp 1, tôi với đám bạn cùng trang lứa thường xuyên đi bộ vào làng Dịch Diệp để học thêm và nô đùa. Theo các cụ cao niên trong làng, Dịch Diệp Trang vốn là vùng đất học, nổi tiếng nhất nhì Thành Nam xưa, có nhiều người được làm quan to, thăng tiến liên tục.

Cổng làng được xây dựng từ năm 1864

Tôi nhớ không nhầm, những năm 2000, làng Dịch Diệp đơn sơ, mộc mạc, mang đậm chất hồn quê Bắc bộ, toát lên vẻ đẹp thuần Việt. Trục đường chính dẫn vào làng được người dân xếp bằng gạch nghiêng, theo kiểu xem kẽ, viên này gài chặt vào viên kia. Còn đường vào trong các ngõ, ngách được xếp bằng đá xanh ở giữa, rộng khoảng 50cm, trải dài từ đầu ngõ đến cuối ngõ.

Đi sâu vào trong làng, nếu không tinh ý có thể bị lạc, không biết lối ra; bởi các ngõ, ngách được thiết kế theo kiểu ô bàn cờ, như lạc vào ma trận. Không những thế các ngõ, ngách đường vào rất nhỏ; hai xe đạp đi ngược chiều phải tránh nhau.

Điểm chung ở làng Dịch Diệp là các cổng vào nhà thường xây cuốn mái vòm parapol sâu từ 1 - 2m, nguyên liệu chủ yếu là gạch và mật mía. Cánh cổng được làm bằng gỗ với kích thước to, rộng, kín mít như cửa nhà. Mái cổng lợp ngói, liên kết với vòm cổng là hai trụ cổng, xây thẳng đứng, đắp vẽ hoa văn rất công phu. Tùy theo vị trí, địa thế, điều kiện của mỗi nhà mà vòm cổng có quy mô, bề thế khác nhau, nhưng đều hài hòa.

Ngày nay, theo vòng xoáy của thời gian, làng Dịch Diệp tuy có đổi mới nhưng vẫn mang cốt cách, hồn Việt và đậm chất làng quê. Theo người dân nơi đây, làng Dịch Diệp vẫn còn lưu giữ và bảo tồn được 6 cổng nhà cổ, 1 cổng làng cổ, 2 nhà gỗ (1 nhà hơn 100 năm, 1 nhà hơn 200 năm lợp ngói mũi nam), 1 cây cầu cuốn bắc qua sông, 3 giếng nước ở cuối làng... Đặc biệt, người dân vẫn duy trì được các buổi họp chợ vào sáng sớm; chợ họp từ lúc 6 - 9h sáng là tan.

Ngoài ra, làng Dịch Diệp vẫn duy trì được nghề “kiếm tiền” của cha ông để lại, đó chính là nghề dệt cửi. Mặc dù, thu nhập từ nghề dệt cửi không được cao, nhưng người dân nơi đây vẫn quyết tâm giữ lại nghề truyền thống có từ bao đời nay.

Nếu có dịp về làng Dịch Diệp tham quan, du khách sẽ được thả hồn giữa một làng quê thuần Việt chính hiệu với bầu không khí trong lành; được nghe tiếng thoi đưa lách cách phát ra từ máy dệt cửi và được trò chuyện với những người dân bản địa mến khách, dễ gần.

Làng thờ Tam vị Thành hoàng

Tôi cùng ông Trần Duy Hội, Trưởng thôn Dịch Diệp đi bộ dạo quanh một vòng làng. Vừa đi, ông Hội vừa nói, làng Dịch Diệp được hình thành từ thế kỷ thứ XI theo phong cách làng Việt cổ với 3 cổng làng. Đầu làng có cổng hướng Tây, giữa làng có cổng hướng Nam, cuối làng có cổng hướng Đông. Tuy nhiên, đến nay làng Dịch Diệp chỉ giữ được cổng làng hướng Nam nối liền với cây cầu cuốn bắc qua sông do cụ Bá hộ Vũ Hữu Quỳnh cùng nhân dân xây dựng năm 1864.

Ngày nay, làng Dịch Diệp vẫn còn lưu giữ được nhiều cổng cổ

Quả thật, từ cổng làng hướng Nam nhìn vào, chúng tôi đã thấy một khung cảnh làng hoàn toàn khác so với các thôn bên cạnh với hàng cây cổ thụ nối dài bên bờ sông, cạnh cổng làng hướng Nam là Nhà văn hóa thôn Dịch Diệp được lợp bằng mái ngói, rộng 6 gian. Thật sự, ít có nơi đâu còn lưu giữ được hồn quê Bắc bộ như làng Dịch Diệp.

Một người dân thôn Dịch Diệp nhớ lại: Trước đây, các con đường vào làng được xếp bằng gạch nghiêng hoặc đá xanh. Tuy nhiên, theo thời gian, để kịp bắt nhịp với phong trào xây dựng nông thôn mới nên hầu hết đường trong làng đã được bê tông hóa, ít có đoạn nào còn giữ được nền đường bằng gạch cũ. Song, trong làng vẫn còn lưu giữ được nhiều cổng, nhà cổ, giếng nước xưa.

Dừng chân ở quần thể di tích văn hóa đền - chùa Dịch Diệp, ông Hội chia sẻ, hệ thống di tích cổ làng Dịch Diệp còn có ngôi đền thờ Tam vị Thành hoàng là Chương Tấu đại vương, Lậu Khê đại vương và Phạm Vũ đại pháp thiền sư. Đây là 3 vị tướng có công lao to lớn trong cuộc chống ngoại xâm phạt Tống, bình Xiêm và giúp địa phương mở rộng ruộng đất.

Theo ông Hội, 3 vị này tướng này là người trong một gia đình, sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm 1056. Để nhớ công ơn của các ngài, cứ 4 năm 1 lần, vào các năm Thân, Tý, Thìn, chính quyền và nhân dân làng Dịch Diệp lại tổ chức lễ hội đúng vào ngày mồng 6 tháng 3.

Hiện nay, trong đền còn lưu giữ 17 sắc phong và bức hoành phi mang 4 chữ “Thiện, Tục, Khả, Phong” do Vua Tự Đức ban tặng riêng cho làng với mong muốn làng tiếp tục phát huy các phong tục tốt đẹp, gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ con cháu đời sau.

Cách ngôi đình cổ không xa là chùa làng có tên là “Cổ Liêu Linh Tự”. Trong chùa còn lưu giữ được chiếc chuông đồng đúc năm Gia Long thứ 6 (năm 1818).

Cây Bồ Đề dáng 5 ngón tay với tuổi đời hơn 900 năm

Cây Bồ Đề hơn 900 năm tuổi

Ngày nay, về làng Dịch Diệp, du khách sẽ phải ngỡ ngàng, khó tin nhưng đó là sự thật về cây Bồ Đề dáng 5 ngón tay với tuổi đời hơn 900 năm nằm trước cổng chùa làng. Mặc dù, đã trải qua nhiều năm tháng, nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, thế nhưng “Bồ Đề đại lão” vẫn đứng hiên ngang, mạnh mẽ theo thời gian; vẫn xanh tươi, cành lá sum suê, nhiều tán trồng lên nhau, phát triển rộng lớn, điều đó càng chứng tỏ cụ cây có từ rất lâu rồi.

Thân cây Bồ Đề to khoảng 5 người lớn cầm tay nhau mới ôm trọn được và cây cao gần 20m, da cây xù xì. Xung quanh thân cây mọc ra những chiếc rễ to khoảng 40cm, tựa như những tấm rèm. Mỗi nhành cây mỗi vẻ; từng nhánh cây, kẽ lá liên kết liền nhau như để hứng hết phong ba bão táp, ra sức che chở, bảo vệ cho dân làng.

Cuộc đời “Bồ Đề đại lão” đã gắn liền với bao thế hệ trong làng, lớn lên và phát triển theo năm tháng; cứ thế hệ trước kể cho thế hệ sau về cuộc đời của “cụ” cây, hình ảnh đó đã ăn sâu vào người dân nơi dây. Vào những buổi trưa hè, người dân thường ra ngồi dưới gốc cây hóng mát, kể lại chuyện ngày xưa cho nhau nghe. Hình ảnh cây Bồ Đề cổ thụ đã trở nên quá quen thuộc với người dân làng Dịch Diệp.

Ông Trần Duy Hội, Trưởng thôn Dịch Diệp cho hay: Tháng 4/2021, cây Bồ Đề hơn 900 tuổi dáng 5 ngón tay đã chính thức được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao Quyết định công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đây là niềm vui lớn của làng Dịch Diệp nói riêng và xã Trực Chính nói chung.

Tháng 3/2021, Đoàn thẩm định nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của tỉnh Nam Định đã về làng Dịch Diệp tham quan và mong muốn địa phương cố gắng lưu giữ, bảo tồn các vật thể giếng nước, sân đình, cầu cuốn, cổng làng… để hướng tới phát triển du lịch cộng đồng.

Mai Văn Chiến

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Làng cổ Dịch Diệp – nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…

Chuyên gia thương mại quốc tế bỏ việc thành phố để trở thành nông dân hữu cơ

Chuyên gia thương mại quốc tế bỏ việc thành phố để trở thành nông dân hữu cơ

Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…

Tin mới cập nhật

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Quảng Ninh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng