Nông dân Lào Cai có thu nhập cao từ liên kết trồng cây dược liệu. Ảnh: Báo Lào Cai
Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp... là mục tiêu của Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bước đầu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp như mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số; tổ chức lại sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị mà vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền nghị quyết được thực hiện đồng bộ từ cấp tỉnh đến các địa phương thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội nghị trực tiếp, trực tuyến, truyền hình, báo điện tử, tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trên internet... với hơn 30.000 lượt cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 10, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa, thị trường tiêu thụ và trình độ sản xuất của người dân, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng.
Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 đạt hơn 8.866 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 5%. Toàn bộ diện tích rừng được quản lý chặt chẽ, tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%.
Các ngành hàng nông nghiệp chủ lực của tỉnh đều có sự phát triển rõ nét, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất chè hơn 7.300 ha tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà; vùng sản xuất dược liệu hằng năm 573 ha tại Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Sa Pa; vùng sản xuất chuối hơn 3.170 ha, dứa 2.062 ha tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng; vùng sản xuất quế 53.300 ha tại Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn…
Theo đó, tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng như cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, hoa, cây dâu tằm, cá nước lạnh. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được mở rộng theo hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân với các sản phẩm chè, dược liệu, rau, lúa, chuối, dứa… có quy mô hơn 17.500 ha, liên kết với gần 17.000 hộ nông dân và tổng giá trị liên kết hơn 1.000 tỷ đồng.
Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết: Mục tiêu Nghị quyết 10 đặt ra đến năm 2030 sẽ chuyển đổi khoảng 12.000 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như dược liệu, chè, chuối, dứa, quế,…
Trong đó, xác định vùng trồng, bố trí sử dụng quỹ đất phù hợp, nhằm tạo quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trọng tâm là chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả (đất nương đồi trồng ngô) sang các loại cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng chè tại Mường Khương; chuối, dứa tại Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên; dược liệu tại Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai... Năm 2022, tỉnh Lào Cai đã chuyển đổi hơn 3.247 ha đất trồng cây kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao…
Xuân Hiền (T/h)
Để bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, những năm gần đây, nhiều nông dân, hợp tác xã…
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…
Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…
Ngày 23-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo Các giải…
Hải Dương hiện nay có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với…
Ngoài giải quyết được bài toán giúp nông dân quản lý trang trại 4.0, anh Tuấn mong muốn sẽ phát…
Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm…
Sáng 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa…
Sáng nay 17/11, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông…
Để tạo sự chuyển biến trong sản xuất, chăn nuôi, khai thác và phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng,…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…
Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…
Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…
Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…
Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…
Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…
Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…