Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày xã Trung Hà và Hà Lang (Chiêm Hoá), xã Côn Lôn (Na Hang), xã Phúc Yên (Lâm Bình) được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và Lễ hội giã cốm xã Trung Hà năm 2023.
Dự lễ đón nhận có các đồng chí: Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; các đồng chí lãnh đạo Báo Tuyên Quang, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình cùng đông đảo nhân dân xã Trung Hà và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Các đại biểu và đông đảo nhân dân trên địa bàn về dự Lễ Quyết định Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày và Lễ hội giã cốm xã tại Trung Hà năm 2023.
Các đồng chí lãnh đạo UBND các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về cọn nước của người Tày được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Đối với người Tày ở Tuyên Quang, đặc biệt là ở các xã Trung Hà, Hà Lang, Côn Lôn, Phúc Yên thuộc huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Cọn nước đã gắn bó từ lâu đời, gắn liền với đời sống sản xuất nông nghiệp của đồng bào. Cọn nước còn được coi là công trình thủy lợi thủy lợi truyền thống, sử dụng sức nước để đưa nước từ sông, suối lên tưới cho các khu ruộng cao hơn mặt nước. Cọn nước không chỉ là công cụ trong lao động sản xuất, là công trình nghệ thuật mang dấu ấn riêng của bàn tay khối óc con người mà còn chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Tri thức sử dụng cọn nước ở các bản làng vùng cao đã minh chứng cho sự khéo léo, trí thông minh và khả năng tư duy, sáng tạo, sự tính toán tỉ mỉ, chính xác trong việc chuẩn bị vật liệu, lắp đặt của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang trong hành trình chinh phục thiên nhiên của người miền núi. Trải qua bao thế hệ, cọn nước là thành quả của quá trình tích luỹ, rút kinh nghiệm trong lao động sản xuất, là sợi dây gắn kết trong cộng đồng người Tày. Giá trị văn hóa phi vật thể cọn nước mang màu sắc dân gian, có sự gắn bó chặt chẽ, đồng hành với cuộc sống đời thường của đồng bào và trở thành di sản không thể thiếu trong cộng đồng người Tày.
Các đại biểu tham quan Cọn nước xã Trung Hà.
Hiện nay, do sự phát triển công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp đã khiến nhiều dòng suối được thay thế bởi hệ thống kênh mương bằng bê tông cốt thép và những chiếc cọn phải nhường chỗ cho trạm, máy bơm nước. Bảo tồn di sản cọn nước trở thành nhiệm vụ cấp bách để giữ gìn giữ một nét đẹp văn hóa, gắn kết con người với cộng đồng, môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có thu hút khách du khách đến với huyện Chiêm Hóa nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Một số hình ảnh về Lễ giã cốm và hội chợ quê tại xã Trung Hà.
Tại buổi lễ, Lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa trao Bằng công nhận tri thức cọn nước của người Tày một số xã của huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra Lễ hội giã cốm; trưng bày mâm cỗ truyền thống; thăm quan cọn nước; hội chợ quê trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản vật địa phương và Lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn xã.
Quang Huy
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Trong tương lai, KienlongBank sẽ phát huy vai trò chủ động của ngành Ngân hàng với trách nhiệm dành cho…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Đây chính là mục tiêu của Công ty lọc dầu tư nhân lớn nhất Ấn Độ - Reliance Industries để…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…