Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh quan tâm, mở rộng diện tích, bởi mô hình này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng.
Chị Trần Thị Hà, xã Hồ Sơn (Tam Đảo) trồng 6 sào su su theo hướng hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
Vừa bán 35kg rau su su giá 12 nghìn đồng/kg, chị Bùi Thị Hằng, xã Hồ Sơn (Tam Đảo) nhẩm tính, với 5 sào trồng su su, cứ 2 ngày lại cắt ngọn 1 lần, mỗi lần được 170kg, giá bán trên thu về hơn 2 triệu đồng, như vậy, mỗi tháng có thể cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng.
Chị Hằng cho biết: Từ đầu vụ đến nay, giá rau su su tương đối ổn định ở mức cao nên người trồng su su rất phấn khởi. Mỗi năm, cây su su cho khai thác ngọn từ 7- 8 tháng (từ cuối tháng 9 âm lịch đến hết tháng 3 năm sau) với tần suất 13 đến 15 lần/tháng.
Năm 2021, chị Hằng bắt đầu tham gia mô hình trồng su su theo hướng hữu cơ của Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) và áp dụng quy trình sản xuất 5 không (không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không phân bón hóa học, không chất kích thích tăng trưởng).
Trong quá trình sản xuất, chị được công ty hỗ trợ phân bón hữu cơ, hướng dẫn quy trình sản xuất và được bao tiêu một phần sản phẩm, nên gia đình chị giảm được chi phí đầu tư, giá bán sản phẩm cao, lại cải thiện rất nhiều về môi trường.
Cũng trồng 6 sào su su theo hướng hữu cơ, chị Trần Thị Hà cho biết: Với mong muốn cung cấp sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng, chị học hỏi kinh nghiệm trồng su su theo hướng hữu cơ của các hộ tham gia mô hình ở địa phương; chủ động mua phân bón hữu cơ Quế Lâm và áp dụng quy trình sản xuất sạch nên cây su su sinh trưởng, phát triển tốt, mẫu mã đẹp, vị ngon, ngọt đặc trưng, tạo được niềm tin với người tiêu dùng, nhất là khách du lịch.
Theo chị Hà, so với canh tác truyền thống thì sản xuất rau su su theo hướng hữu cơ có nhiều khác biệt như: Không dùng chất kích thích sinh trường, phân, thuốc hóa học nhưng cây trồng vẫn cho năng suất, hiệu quả cao.
Điều quan trọng là cung cấp các loại vi sinh vật hữu ích cho đất giúp phân hủy nhanh tàn dư cây trồng, chuyển đổi các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu trên đồng rộng, cải tạo độ màu mỡ cho đất và bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái đồng ruộng.
Trên địa bàn xã Hồ Sơn hiện có 38/78 ha sản xuất rau su su theo hướng hữu cơ. Để mở rộng diện tích trồng su su đảm bảo an toàn thực phẩm, xã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật trồng su su theo hướng hữu cơ và hữu cơ; xây dựng các mô hình, dự án sản xuất hữu cơ, sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; cứng hóa hệ thống đường giao thông nội đồng tạo điều kiện thuận lợi trong khâu vận chuyển hàng hóa tiêu thụ…
Đến nay, các hộ trồng rau su su trên địa bàn xã đã nắm vững quy trình thực hành nông nghiệp tốt, quy trình canh tác hữu cơ; tích cực sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc BVTV sinh học, thảo mộc, qua đó không chỉ tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người mà còn góp phần BVMT, phục hồi hệ sinh thái đồng ruộng.
Ông Thế Trường Thành, Trưởng ban Nông nghiệp hữu cơ khu vực phía Bắc, Tập đoàn Quế Lâm cho biết: Nhằm giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác theo hướng hữu cơ, từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm nông nghiệp, từ năm 2011, Tập đoàn Quế Lâm đã phối hợp với các đơn vị ngành nông nghiệp triển khai các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh như thanh long ruột đỏ hữu cơ tại xã Vân Trục (Lập Thạch); rau su su hữu cơ tại xã Hồ Sơn (Tam Đảo); dưa lê hữu cơ ở xã Vân Hội (Tam Dương); lúa gạo hữu cơ tại các xã: Yên Phương (Yên Lạc), Phú Xuân, Tân Phong (Bình Xuyên)…
Đến nay đã có nhiều HTX, địa phương, nông dân cùng đồng hành với Quế Lâm sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, tỉnh đã ban hành Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ giai đoạn 2020-2022 với tổng kinh phí hỗ trợ sản xuất hơn 100 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 28 tỷ đồng; riêng năm 2022, ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 9 tỷ đồng triển khai mô hình trình diễn sản xuât lúa chất lượng và chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ.
Các đơn vị của Sở NN&PTNT đã tổ chức gần 100 lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho gần 10 nghìn lượt người tham gia; triển khai hỗ trợ 2 mô hình sản xuất trồng trọt hữu cơ với quy mô 3ha/mô hình tại xã Định Trung (Vĩnh Yên) và xã Đại Đình (Tam Đảo); hỗ trợ 2 mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ tại xã Văn Quán (Lập Thạch), quy mô 200 con và chăn nuôi gà ri tại xã Đồng Quế (Sông Lô), quy mô 2.000 con; hỗ trợ hơn 4.500 ha sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ tại 84 xã, phường, thị trấn.
Riêng năm 2022, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh triển khai 15 mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với diện tích 300 ha tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường,Yên Lạc, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên và 6 mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô 1.500 con tại các huyện, thành phố như Tam Đảo, Phúc Yên, Yên Lạc, Lập Thạch…, hằng năm cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 50 nghìn tấn rau củ quả, hơn 1.000 tấn gạo, 200 tấn thịt lợn được sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng của người tiêu dùng, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động SXKD và phát triển thị trường đối với sản phẩm hữu cơ.
Theo Báo Vĩnh Phúc Online
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Các sản phẩm hữu cơ độc quyền tại Emart với mức giá tốt nhất từ nhà cung cấp chiến lược…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…