HTX Sâm Nam núi Dành Đức Hạnh ứng dụng công nghệ cao, quy trình hữu cơ vào sản xuất Sâm Nam núi Dành (Video theo bacgiangtv)
Theo các cụ cao niên, núi Dành xưa kia có tên là núi Chung Sơn, thuộc địa phận của hai xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tương truyền, có thời kỳ mẹ vua Tự Đức nhà Nguyễn bị lòa mắt, thuốc thang chữa trị khắp nơi vẫn không khỏi, nhưng năm đó may nhờ có sâm Nam núi Dành giúp mắt bà sáng lại. Từ đó, Sâm Nam núi Dành trở thành sản vật quý tiến Vua hàng năm và là báu vật được nhiều người săn tìm.
Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” còn lưu lại tư liệu: “Cát Sâm, còn gọi là Sâm Nam, sản ở đỉnh núi Chung Sơn, huyện Yên Thế (núi Dành, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ngày nay) da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm sản ở xứ khác, da trắng và nhiều nhớt”. Điều đó đã nói lên giá trị của Sâm Nam núi Dành.
Sâm Nam núi Dành rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nhiều dược tính quý, hiện giá bán trên thị trường khoảng 800 nghìn đồng/kg
Bảo tốn và phát triển
Năm 2015, với sự quan tâm của UBND tỉnh Bắc Giang, Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây Sâm Nam núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đề tài đã bước đầu định danh, phân loại, xác định một số dược chất và đề xuất phương án bảo tồn nguồn gen cây Sâm Nam núi Dành. Theo đó, hàm lượng dược chất của Sâm Nam núi Dành được đánh giá ngang bằng với sâm Hàn Quốc và bằng 1/3 sâm Ngọc Linh nổi tiếng.
Kết quả đề tài khoa học cho thấy, hàm lượng Saponin (chất quyết định để xác định, đánh giá chất lượng một giống sâm) trong cây Sâm Nam núi Dành càng lớn tuổi càng cao. Ở củ sâm 5 tuổi, Saponin đạt tới 3,8% khối lượng khô.
Saponin trong sâm có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như: axit amin, vitamin, khoáng chất, dầu thơm… giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa; làm long đờm, chữa ho; làm tăng tính thấm của tế bào trong cơ thể, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất; chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus; một số saponin có mặt trong sâm có tác dụng chống lại các tế bào ung thư…
Để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm, HTX Sâm Nam núi Dành Đức Hạnh (xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) hiện đã mạnh dạn áp dụng công nghệ cao trong việc trồng cây dược liệu quý này. Đây cũng là HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hợp tác với Viện nghiên cứu đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao sản xuất theo quy trình hữu cơ và xây dựng khu bảo tồn giống gốc, sạch bệnh nhằm bảo vệ nguồn gen quý của Sâm Nam núi Dành.
Trước đây, các thành viên của HTX Đức Hạnh phải mất rất nhiều nhân công để tưới xong toàn bộ 3ha trồng sâm, nay công việc đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống tưới nước tự động. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sâm theo quy trình hữu cơ đầu tiên được HTX Sâm Nam núi Dành Đức Hạnh áp dụng.
Tất cả các khâu từ làm giống, trồng, bón phân, chăm sóc đều theo đúng quy trình. Ông Trần Văn Khiển, Giám đốc HTX Sâm Nam núi Dành Đức Hạnh cho biết: “Quy trình hữu cơ khi so sánh với các phương pháp khác trên thực tế đã đem lại giá trị kinh tế rất cao. Đặc biệt, HTX Đức Hạnh là HTX đầu tiên ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ vào trồng sâm, nên kết quả sẽ phải thăm dò, qua thời gian”.
Ông Khiển cũng đánh giá việc ứng dụng công nghệ cao giảm được sức lao động, còn trồng sâm theo quy trình hữu cơ ngoài cải thiện được môi trường còn cho củ sâm có chất lượng tốt và đồng đều hơn.
Tháng 8/2021, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 3228/QĐ-SHTT cho sản phẩm Sâm Nam núi Dành
Trong buổi Lễ kỷ niệm 60 năm ngành Khoa học & Công nghệ tỉnh Bắc Giang vào tháng 10/2021, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Trần Văn Tùng đã đánh giá rất cao Sâm Nam núi Dành.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, sâm Nam núi Dành có thể trở thành sản phẩm cấp tỉnh, cấp quốc gia nếu quy hoạch vùng trồng 100 hoặc 200 ha. Ông Tùng nhấn mạnh Sâm Nam núi Dành với huyền tích Sâm tiến Vua lưu truyền trong dân gian là câu chuyện rất có sức thuyết phục để phát triển mạnh mẽ . Được biết, huyện Tân Yên ( Bắc Giang ) vừa có đề án quy hoạch phát triển diện tích trồng Sâm Nam núi Dành lên 150 ha. Như vậy Sâm Nam núi Dành đang có cơ hội trở thành sản phẩm cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Video Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đánh giá rất cao tiềm năng của Sâm Nam núi Dành
Được biết, sản phẩm Sâm Nam núi Dành đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Núi Dành” trên địa bàn 2 xã Liên Chung và Việt Lập. Đặc biệt, sản phẩm sâm Nam Núi Dành khô được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao năm 2021.
Đặc điểm của Sâm Nam núi Dành Quan sát, nghiên cứu cho thấy Sâm Nam núi Dành là loài dây leo mảnh, yếu thường nằm bò trên mặt đất hoặc phải tựa, cuốn theo cành lá cây khác để vươn lên. Thân thẫm màu hoặc xám nhưng rất mờ nhạt (có màu tối đến nâu thẫm), ngọn non có nhiều lông tơ ngắn, màu vàng đậm; lá kép mọc so le, số lá chét luôn lẻ (3 lá ở cây non, 5 hoặc 7 lá ở cây lớn tuổi hơn). Các lá chét mọc đối xứng trừ lá ở đầu cành, hình trứng hơi bầu, màu xanh thẫm, mặt lá bóng (nếu đủ nước và dinh dưỡng), đầu lá nhọn; mầm và chùm hoa mọc từ nách chùm lá, hoa mọc thành chùm phía cuối chùm hoa to, càng lên trên thu nhỏ dần, cuống chùm hoa dài, các hoa trên chùm xếp sít nhau, giống hoa đậu màu trắng ngà, mùi thơm; quả đậu có 1 – 3 hạt. Hạt Sâm Nam núi Dành hầu như không nảy mầm. Bộ phận thu hoạch chính là củ hình thành từ rễ, có kích thước nhỏ, chậm lớn, màu vàng, nạc và ít xơ. |
Hà Dũng
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Phú Thọ - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Khê phát huy lợi thế đã…
Thái Nguyên - Sáng 1-2, tại Nhà văn hóa xóm La Đuốc, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, 2000 cây…
Với mong muốn gửi trao tới khách hàng may mắn, tài lộc trong năm mới, Ngân hàng TMCP Kiên Long…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…