Những năm qua, Hàm Yên là một trong số huyện của tỉnh Tuyên Quang đã sớm phát huy lợi thế, tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước và kinh nghiệm sản xuất của người dân để phát triển, mở rộng vùng trồng cam sành theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị thương hiệu, được cấp chỉ dẫn địa lý...
Mùa cam sành chín
Những kết quả bước đầu
Thực hiện chủ trương phát triển sản xuất nông, lâm ngiệp của tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, hàng năm, Phòng NN-PTNT đã tham mưu cho UBND huyện kế hoạch và văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền sâu, rộng và định hướng đến các tổ chức kinh tế, chủ trang trại, người dân sản xuất phát triển một số cây trồng chủ lực, tiềm năng sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ trên một số cây trồng chủ yếu như: cây cam, cây bưởi, cây chè...
Mùa thu hoạch cam sành
Sau gần 3 năm thực hiện, đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu: Diện tích cam, bưởi hiện nay đang sản xuất hữu cơ 34,5 ha, trong đó cam 24,5 ha, bưởi 10 ha; sản lượng quả bình quân đạt trên 4.685 tấn/năm. Sản phẩm cơ bản đã được tiêu thụ thông qua liên kết các hợp tác xã, doanh nghiệp, chuỗi siêu thị...; doanh thu hằng năm đạt bình quân trên 300 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, cao hơn 1,5 lần so với sản xuất thông thường. Điều đáng mừng là sản phẩm hữu cơ đưa ra thị trường đã được thị trường đón nhận, nhất là của đa số người tiêu dùng có mức thu nhập khá trở lên.
Cam sành Hữu cơ Hàm Yên có mặt ở Chuỗi cửa hàng Bác Tôm
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế, đó là:
Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn rất hạn chế, hiện chỉ chiếm 0,2% diện tích cây trồng chủ lực. Nguyên nhân do thời gian chuyên đổi giữa sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ kéo dài, quy trình sản xuất đòi hỏi rất nghiêm ngặt.
Năng suất, sản lượng sản phẩm sản xuất hữu cơ nhìn chung còn khá thấp, mẫu mã sản phẩm không đẹp bằng sản xuất thông thường. Bên cạnh đó giá bán sản phẩm còn thấp, khách hàng mua sản phẩm chưa đa dạng, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm hữu cơ đã có nhưng chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bền vững. Diện tích cây trồng chủ lực của huyện đang có chiều hướng giảm mạnh như cây cam.
Cơ chế của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã có, nhưng quy định về trình tự, thủ tục hồ sơ để hỗ trợ người sản xuất hữu cơ tiếp cận chính sách còn phức tạp, khó thực hiện, nên người dân chưa mặn mà trong phát triển mở rộng diện tích trồng trọt hữu cơ.
Bên cạnh sản phẩm cam sành, bưởi hữu cơ cũng được người dân đưa vào sản xuất
Một số giải pháp cần tập trung thực hiện
Từ những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong thực tiễn phát triển sản xuất hữu cơ, trong thời gian tới huyện Hàm Yên xác định cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền để các tổ chức kinh tế, chủ trang trại, người dân hiểu rõ về nông nghiệp hữu cơ và tích cực sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Hai là, mời gọi các đối tác tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chuỗi cửa hàng, siêu thị tham gia liên kết đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định để người sản xuất yên tâm đầu tư. Cùng với đó, thực hiện tốt việc giám sát minh bạch quá trình sản xuất để các danh nghiệp, hợp tác xã, chuỗi siêu thị ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm yên tâm về chất lượng khi đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
Ba là, tiếp tục vận dụng chính sách của nhà nước, của tỉnh trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đề xuất giảm bớt thủ tục, hồ sơ trong phê duyệt dự án đầu tư sản xuất hữu cơ, để người dân dễ tiếp cận nguồn kinh phí chính sách hỗ trợ sản xuất hữu cơ của tỉnh.
Bốn là, đề nghị các sở, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch cho vùng sản xuất nông nghiệp hữu hữu cơ, xác định vùng sản xuất hữu cơ của từng huyện; hỗ trợ người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích trồng cây ăn quả để người dân yên tâm sản xuất.
Việt Bắc
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đòi…
Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương xây dựng dự thảo…
Qua ba năm triển khai, Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam”…
Thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm…
Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, chỉ đạo của UBND tỉnh và lãnh đạo…
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh khuyến khích nông dân sản…
Gạo Bao thai là sản phẩm đặc sản truyền thống của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) được người dân địa…
FFF là tên viết tắt tiếng Anh “ The Forest and Farm Facility” - Chương trình Hỗ trợ Rừng và…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…