Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật các quy định xung quanh nhóm sản phẩm hữu cơ (organic). Bản cập nhật này được đưa ra sau một số cáo buộc cho rằng nhiều người đã bán thực phẩm thông thường với nhãn “hữu cơ”.
PGS.TS Cynthia Curl (bên trái) cho rằng, nguồn gốc của nông nghiệp hữu cơ là vấn đề sinh thái, môi trường.
Quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 20/3 tới đây. Quốc gia này sẽ bổ sung các điểm giám sát và chứng nhận trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Sau đó, các nhà sản xuất sẽ có một năm để đảm bảo tuân thủ những thay đổi này.
PGS.TS Cynthia Curl, chuyên gia về mối liên quan giữa nông nghiệp và sức khỏe con người tại Đại học Bang Boise cho biết, USDA đang nỗ lực cải thiện niềm tin của người tiêu dùng đối với nhãn được dán trên bao bì của các thực phẩm hữu cơ.
Hiện tại, thị trường có 2 loại nhãn hữu cơ gồm “100% hữu cơ” và “hữu cơ”. Các sản phẩm thuộc 2 nhóm này đều yêu cầu chứng nhận trước đó. Tuy nhiên, các sản phẩm được dán nhãn “hữu cơ” có thể chứa 5% vật liệu hữu cơ không được chứng nhận.
Ngoài ra, nếu sản phẩm có in dòng chữ “made with organic” sẽ chỉ chứa 70% thành phần là hữu cơ.
Các yêu cầu liên quan việc dán 2 loại nhãn này sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, USDA cam kết sẽ tăng cường giám sát và thực thi việc sản xuất, xử lý và bán các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.
Trên thực tế, canh tác hữu cơ có thể làm giảm ô nhiễm môi trường và hỗ trợ sức khỏe của đất. Tuy nhiên, PGS.TS Cynthia Curl cho biết, hiện chưa có đủ bằng chứng để xác định nhóm thực phẩm hữu cơ có tốt cho sức khỏe hơn hay không.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học châu Âu cũng không tìm thấy mối tương quan giữa chế độ ăn hữu cơ và việc giảm nguy cơ ung thư.
Hữu cơ thường được nhóm cùng với các từ thông dụng về sức khỏe khác như “tự nhiên” hoặc “không chứa gluten”. Dẫu vậy, không có thuật ngữ nào trong số này có thể khẳng định chúng “lành mạnh hơn”.
“Ngay từ đầu, hữu cơ không xuất phát từ nhu cầu sức khỏe của con người. Nguồn gốc của nông nghiệp hữu cơ là vấn đề sinh thái, môi trường”, PGS.TS Cynthia Curl nói.
Các sản phẩm rau hữu cơ của trang trại Organica cùng lúc đạt chứng nhận của cả châu Âu và Mỹ - Ảnh: Chí Nhân.
Một số người cũng tìm mua các sản phẩm hữu cơ để hạn chế tiêu thụ thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường khẳng định, các sản phẩm thông thường có thể có thuốc trừ sâu nhưng chỉ một lượng nhỏ dư lượng có thể tồn tại trong thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Điều đáng ngại hơn lại nằm ở nguy cơ phơi nhiễm cho những người nông dân và cộng đồng sống gần đó. Tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu có thể góp phần gây đau đầu, buồn nôn, dị tật bẩm sinh và ung thư.
PGS Curl cho biết: “Khoảng 10.000 nông dân ở Mỹ bị ngộ độc cấp tính do thuốc trừ sâu mỗi năm. Điều đó sẽ không xảy ra nếu chúng ta không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp”.
Do đó, chỉ mua sản phẩm hữu cơ sẽ không giải quyết được vấn đề. Các quy định loại bỏ thuốc trừ sâu độc hại mới là một giải pháp lâu dài và quan trọng hơn.
PGS.TS Cynthia Curl cũng lưu ý việc mua sản phẩm hữu cơ để giảm tiếp xúc với thuốc trừ sâu là hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà quá lo lắng và tránh ăn trái cây và các loại rau củ.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phải tìm kiếm được thị trường cho sản phẩm hữu cơ.
Hiện nay, thị trường cho sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam ngày càng phát triển vì mức thu nhập của người dân ngày càng tăng lên. Người dân từ chỗ lo đủ ăn đã chuyển thành ăn ngon, tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn sử dụng các sản phẩm theo tiêu chí: Sản phẩm bắt mắt, ngon, hợp khẩu vị (87%); sản phẩm an toàn (80%); sản phẩm có bao bì ghi thông tin rõ ràng (39%); sản phẩm hữu cơ (26%). Như vậy có thể thấy, sản phẩm hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong bức tranh tiêu dùng.
Thu hoạch dâu tây tại trang trại hữu cơ Swanton Berry ở Davenport, California (Mỹ).
Theo bà Hạnh, hiện nay còn rất nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về định nghĩa “hữu cơ”. Do đó, cần đưa ra một định nghĩa đơn giản, rõ ràng về mô hình sản xuất hữu cơ là cách sản xuất đảm bảo nguyên tắc "6 không": Không phân bón vô cơ; không thuốc bảo vệ thực vật; không thuốc diệt cỏ; không dùng giống biến đổi gien; không dùng thuốc kích thích tăng trưởng; không có hóa chất trong đất và nước.
Còn bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam (Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam) cho rằng, sản phẩm hữu cơ phải có “giá bán hữu cơ” mới tương xứng với quá trình sản xuất tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, chi phí để đầu tư, duy trì.
Quy định dán nhãn theo tiêu chuẩn USDA - Nhãn “100 % organic”: Tất cả các thành phần phải được chứng nhận hữu cơ, tất cả các phương pháp sản xuất và chế biến phải là hữu cơ, nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin sản phẩm, có con dấu hoặc xác nhận của USDA. - Nhãn “organic”: Sản phẩm có trên 95% thành phần hữu cơ được chứng nhận, các thành phần phi hữu cơ chiếm 5% phải nằm trong danh mục cho phép, nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin sản phẩm, có con dẫu hoặc xác nhận của USDA. - Nhãn “made with organic”: Sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ được chứng nhận nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin sản phẩm, không có con dấu của USDA xuất hiện trên các sản phẩm này. - Nhãn “Specific organic ingredients”: Sản phẩm đa thành phần có thành phần hữu cơ được chứng nhận dưới 70% và không có con dấu của USDA xuất hiện trên các sản phẩm này. Nếu vi phạm quy định về nhãn dán của USDA sẽ bị phạt 10.000 USD cho mỗi lần phát hiện vi phạm. |
Các tiêu chuẩn hữu cơ - Chăn nuôi hữu cơ: Nông dân và chủ trang trại phải đảm bảo sức khỏe và hoạt động tự nhiên cho vật nuôi trong suốt chu kỳ chăn nuôi; đảm bảo vật nuôi phải luôn được tiếp xúc với khu vực ngoài trời trừ trường hợp thời tiết khắc nghiệt; vật nuôi được đảm bảo tiêu chuẩn y tế và an toàn; đất nuôi thả phải đúng tiêu chuẩn hữu cơ; sử dụng thức ăn 100% hữu cơ; không dùng kháng sinh, kích thích tố, phụ phẩm gia cầm, các thức ăn có thành phần bị cấm như urê, phần bón, hợp chất asen… - Cây trồng hữu cơ: Đất trồng phải đảm bảo không sử dụng chất cấm ít nhất 3 năm trước khi thu hoạch; độ màu mỡ của đất và chất dinh dưỡng cho cây trồng phải được cung cấp thông qua quá trình làm đất, canh tác, luân canh, xen canh, phân bón hữu cơ từ vật nuôi và cây trồng khác, các nguyên liệu tổng hợp trong danh mục cho phép; dùng các biện pháp vật lý, cơ học, sinh học để xử lý sâu hại, cỏ dại và bệnh cho cây trồng, chỉ khi các biện pháp trên không đủ mạnh mới dùng đến các loại sinh vật, thảo mộc hay chất tổng hợp có trong danh mục cho phép; chỉ sử dụng hạt giống hữu cơ; cấm dùng các thành phần biến đổi gen, bức xạ và bùn thải. |
Hải Sơn (T/h)
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Tới thăm những cánh đồng rau hữu cơ Đại Ngàn - nơi sản xuất ra nhiều loại rau hữu cơ…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang phát triển mạnh mẽ, nhưng để tăng hiệu quả của chương…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…