Để nâng tầm giá trị nông sản bằng cách một nơi đảm bảo chất lượng sản phẩm, còn một nơi đảm bảo thị trường tiêu thụ, 2 địa phương Lâm Đồng – TP.HCM trong những năm gần đây đã và đang làm rất tốt việc này.
TP.HCM đang tiêu thụ tới 60% lượng nông sản của Lâm Đồng
Được thiên nhiên ưu đãi và có diện tích rộng lớn, Lâm Đồng là một trong những vựa nông sản lớn nhất cả nước với khoảng 44.212 tấn rau quả thành phẩm, tương đương 550.000 tấn rau quả nguyên liệu mỗi năm. Nhưng để nâng tầm giá trị nông sản, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa bên cung cấp và bên tiêu thụ, vì thế Lâm Đồng và TP.HCM đã và đang nỗ lực làm tốt điều này nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của 2 địa phương.
Bà Trịnh Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương Lâm Đồng, cho biết: “Hàng năm, vào dịp thị trường tiêu thụ mạnh nông sản, Sở Công thương TPHCM sẽ có đoàn lên Lâm Đồng để khảo sát, đánh giá khả năng cung cấp nông sản, thông tin nhu cầu thị trường để đảm bảo nguồn cung - cầu hợp lý, nhờ đó người dân trồng các mặt hàng nông sản tại Lâm Đồng có định hướng sản xuất phù hợp”.
Còn ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cho rằng việc các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi hợp tác sẽ nâng chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu được sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, chủ yếu là mặt hàng rau, hoa. Ngược lại, sự liên kết giữa 2 địa phương giúp nông sản Lâm Đồng được tạo điều kiện vào chợ đầu mối, siêu thị thông qua kết nối giữa nhà sản xuất tại Lâm Đồng với nhà phân phối ở TPHCM.
Hiện các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn giữa Lâm Đồng và TP.HCM được kiểm soát chặt chẽ, việc này được Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, ông Nguyễn Văn Châu khẳng định chắc nịch và sẽ có thêm những biện pháp để đẩy mạnh giao thương: “Thời gian tới, ngành nông nghiệp 2 địa phương tiếp tục phối hợp xây dựng, tổ chức ký kết và triển khai kế hoạch hợp tác giai đoạn 2022-2027, tập trung thúc đẩy tiêu thụ nông sản, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn vào thị trường TPHCM, đẩy mạnh hơn nữa cung cấp nông sản, thực phẩm an toàn cho hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn tại TPHCM; hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ, hệ thống siêu thị... tại TPHCM khảo sát vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh Lâm Đồng để ký kết, bao tiêu sản phẩm”.
Về phía TP.HCM, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố mang tên Bác xác nhận hiện có 25 cơ sở sản xuất, sơ chế rau củ quả (19 cơ sở sản xuất, 6 cơ sở sơ chế) của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Qua đó, từng bước hình thành một số chuỗi cung ứng rau cung cấp ổn định cho thị trường TP.HCM. Không những vậy, quá trình giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông thủy sản giữa 2 địa phương trong quá trình sản xuất, lưu thông được phối hợp hiệu quả, kịp thời. Thông tin về nguồn gốc xuất xứ, kết quả giám sát an toàn thực phẩm cụ thể, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm rau, quả an toàn từ Lâm Đồng.
Được biết, hiện Lâm Đồng đang rất nỗ lực nâng cao chất lượng nông sản để cung cấp cho thị trường, đặc biệt là TP.HCM, nơi tiêu thụ tới 60% rau củ quả của Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có 3.155ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thường xuyên cập nhập đơn vị sản xuất theo VietGAP để cung cấp thông tin cho đơn vị tiêu thụ tại TPHCM khi có yêu cầu.
Cuối cùng, 2 địa phương thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, ký kết hợp tác giữa Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp về việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm đưa nguồn nguyên liệu thực phẩm đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ISO… vào hệ thống căng tin trường học, bếp ăn tập thể...
Hà Dũng (t/h)
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Hữu cơ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi…
IFOAM châu Âu lấy làm tiếc vì Nghị viện châu Âu không đồng ý về quy định giảm thiểu thuốc…
Tối 24/11, tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), tỉnh Quảng Trị phối hợp…
Tối 24-11, tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Lễ hội vinh danh các làng nghề chè…
Đây chính là lời khẳng định của ông Phạm Minh Đức, Uỷ viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nông nghiệp…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải của Ireland, bà Pippa Hackett cho biết, số lượng trang…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…