Với quy mô 50 ao nuôi, mỗi năm anh Lương Minh Cường ở xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cung ứng ra thị trường trên 20 tấn ba ba thương phẩm. Sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình anh “đút túi” hơn 1 tỉ đồng.
Đến đầu thôn Tham Hoa, hỏi anh Lương Minh Cường thì không ai là không biết đến anh. Bởi, từ lâu anh được người dân đặt cho cái tên “Cường ba ba”.
Biến ruộng trũng thành trang trại thu tiền tỉ
Năm 2010, UBND xã Hợp Hưng có chủ trương chuyển đổi đất 2 lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi gia súc, gia cầm hoăc nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt được chủ trương, anh Cường đã mạnh dạn đứng lên thầu lại toàn bộ đất ruộng của người dân để quy hoạch, xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản.
Sau khi quy hoạch gọn vùng, anh Cường thuê nhân công, máy móc để đào ao, đắp kênh dẫn nước ra vào ao nuôi. Từ một cánh đồng chiêm trũng, canh tác không hiệu quả, cỏ mọc ngang ngực người, sau 5 năm cải tạo liên tục, anh Cường đã “biến” vùng ruộng trũng rộng hơn 12ha thành một trang trại chăn nuôi ba ba lớn nhất nhì miền Bắc.
Từ vùng ruộng trũng rộng hơn 12ha, đến nay anh Cường đã cải tạo thành trang trại chăn nuôi ba ba lớn nhất nhì miền Bắc
Toàn bộ trang trại được xây dựng kiên cố, với hệ thống tường bao cao hơn 2m. Bên trong, các ao nuôi được thiết kế thẳng tắp, nối với nhau như ô bàn cờ và mỗi ao nuôi đều đánh số chi tiết, giúp công nhân dễ dàng quản lý ao. Ngoài hệ thống ao nuôi thương phẩm, trang trại còn có khu ấp trứng, khu nuôi dưỡng ba ba, khu ương con giống.
Ông Hoàng Văn Quế - Quản lý trang trại cho hay: Năm 2015, trang trại bắt đầu đi vào hoạt động sau nhiều năm cải tạo, xây dựng, với quy mô 50 ao nuôi. Diện tích ao nuôi dao động từ 700 - 1.000m2/ao. Trong ao có bãi cho ba ba lên ăn, phơi nắng và được lắp đặt hệ thống tiêu, thoát nước hiện đại.
Thời gian đầu, trang trại chủ yếu chăn nuôi ba ba xanh; đây là dòng ba ba dễ nuôi, dễ chăm sóc. Sau một thời gian nuôi khảo nghiệm, nhận thấy ba ba phát triển tốt; hợp khí hậu, nguồn nước nơi đây nên trang trại quyết định mở thêm đối tượng nuôi với các dòng ba ba khác như ba ba sông Hồng, ba ba Mỹ, ba ba gai… Tuy nhiên, ba ba xanh vẫn là chủ lực, chiếm gần 80%.
Hiện nay, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, trang trại đã gây dựng được hơn 1.000 con ba ba bố mẹ các loại. Với số lượng đàn bố mẹ lớn, trung bình mỗi năm trang trại cung ứng ra thị trường trên 20 tấn ba ba thương phẩm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong và ngoài tỉnh.
Giá bán ba ba dao động từ 300.000 - 600.000 đồng/kg, tùy vào từng loại. Cụ thể: Ba ba xanh 300.000 đồng/kg, ba ba gai 450.000 đồng/kg, ba ba Mỹ 600.000 đồng/kg... Ngoài việc cung ứng ba ba thương phẩm, trang trại còn sản xuất và cung cấp ba ba giống cho thị trường với khoảng 2 vạn con giống mỗi năm.
“Hàng năm, khi chưa xuất hiện dịch Covid-19, ba ba thương phẩm tiêu thụ rất thuận lợi. Song, từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đã khiến mọi thứ bị đình trệ. Nhiều cửa hàng, quán ăn… phải đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh nên đầu ra gặp chút khó khăn”, ông Quế phân trần.
Kinh nghiệm “vàng” nuôi ba ba
Là người trực tiếp quản lý trang trại, đến nay ông Quế đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi ba ba. Ông bảo, nuôi ba ba không vất vả như chăn nuôi gia súc, gia cầm, hiệu quả kinh tế lại cao. Giá bán ổn định, đầu ra thuận lợi…
Không những thế, ba ba có sức đề kháng tốt, ít nhiễm dịch bệnh; thi thoảng mắc bệnh bã đậu, bệnh gan. Thế nhưng, đây là 2 bệnh rất dễ xử lý nếu phát hiện sớm; bằng cách tách con bệnh ra khỏi đàn và xử lý ao nuôi bằng vôi bột, chế phẩm sinh học.
Ông Hoàng Văn Quế - Quản lý trang trại chuẩn bị xếp trứng ba ba vào nhà ấp
Theo ông Quế, để chăn nuôi ba ba thành công và không bị dịch bệnh gây hại, trước mỗi vụ nuôi cần xử lý sạch ao nuôi; khử trùng bùn và nước bằng vôi bột, chế phẩm sinh học. Đặc biệt, con giống phải khỏe mạnh, không dị dạng…
Hỏi về quy trình ấp trứng đến nuôi dưỡng, ương con giống, ông Quế không ngần ngại chia sẻ: Trung bình, mỗi năm ba ba đẻ 7 - 8 lứa, mỗi lứa dao động từ 200 - 250 quả.
“Do ba ba chủ yếu đẻ trứng vào ban đêm nên sáng hôm sau phải nhặt trứng đưa vào nhà ấp và xếp thành hàng, phủ kín cát. Ấp khoảng 50 - 60 ngày ở nhiệt độ 27 - 30°C thì trứng bắt đầu nở con. Tuy nhiên, tỉ lệ nở ấp chỉ đạt khoảng 70%”, ông Quế thổ lộ.
Ông Quế cho biết thêm, khi ba ba mới nở được 1 ngày tuổi thì đưa vào bể nuôi dưỡng không có bùn. Tuy nhiên, trong bể phải có giá thể (làm từ sợi ni lông - PV) để ba ba trú ẩn. Hàng ngày phải thay nguồn nước ít nhất 1 lần/ngày và nguồn nước phải được xử lý sạch bằng thuốc tím trước khi dẫn vào bể nuôi dưỡng.
Sau 1 tháng nuôi dưỡng, khi ba ba đạt trọng lượng khoảng 100 gam/con thì đưa ra bể ương giống; dưới đáy bể có bùn non với độ dày khoảng 20cm và duy trì mực nước trên 70cm. Mục đích, cho ba ba làm quen môi trường tự nhiên. Và, nuôi đủ 2 tháng trong bể ương, ba ba sẽ được chuyển ra ao to nuôi với mật độ mỗi ao từ 400 - 500 con.
Ba ba Mỹ đạt trọng lượng từ 7 - 10kg/con, khi đạt đủ trọng lượng, thời gian nuôi là có thể xuất bán
Dẫn chúng tôi đi tham quan các ao nuôi ba ba thương phẩm, ông Quế thông tin thêm: Thức ăn của ba ba chủ yếu là cám công nghiệp và cá tạp nghiền nhỏ. Ngày cho ba ba ăn 2 lần, sáng và chiều tối.
“Nuôi ba ba tiêu tốn ít thức ăn, chúng chủ yếu ăn nhiều vào mùa hè. Sau đó, đến đầu tháng 10 Âm lịch, ba ba đi ngủ đông cho đến hết tháng 2 Âm lịch năm sau mới ngoi lên mặt nước. Vì vậy, đỡ được một phần chi phí thức ăn”, ông Quế chia sẻ.
Theo ông Quế, mỗi loại ba ba cho thời gian thu hoạch khác nhau. Cụ thể, ba ba xanh nuôi 2 năm đạt 1 - 1,5kg/con; ba ba gai nuôi 3 năm đạt khoảng 5kg/con; ba ba Mỹ nuôi 3 - 5 năm đạt 7 - 10kg/con... Khi đạt đủ trọng lượng, thời gian nuôi là có thể xuất bán.
Hiện nay, trang trại của gia đình anh Lương Minh Cường đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng và 10 lao động thời vụ với ngày công 200.000 đồng/người/ngày.
Trung Hiền
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Nhờ đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại, Công ty Phân bón Huy Bảo đã cung cấp cho thị…
Là thương hiệu phân bón được người nông dân ưa chuộng và có nhiều năm gắn bó với sự phát…
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HoSE: HAG) vừa cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh…
Hiệu quả từ chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau của Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn; chuỗi…
Sáng 23/2, tại Thái Nguyên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng UBND tỉnh Thái…
Với tư duy đổi mới, ý chí vươn lên, nhiều thanh niên đặc biệt là những thanh niên ở vùng…
Trao cần câu – không trao cá là chủ trương của nhiều địa phương trong xóa đói, giảm nghèo cho…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…